Tiêm kích trứng có đau như bạn nghĩ?

Tiêm kích trứng là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản được sử dụng phổ biến hiện nay, nhất là ở những trường hợp vô sinh hiếm muộn có chỉ định bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI hay thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Trong đó tiêm kích trứng có đau không là thắc mắc của rất nhiều chị em. 

Tiêm kích trứng để làm gì?

Kích thích buồng trứng giúp đẩy mạnh quá trình phát triển đến giai đoạn trưởng thành và chín, rụng của trứng.

Kích trứng là quá trình bác sĩ sẽ sử dụng thuốc uống hoặc tiêm để thu được số lượng trứng như mong muốn. Số lượng trứng thu được có thể nhiều hoặc ít phụ thuộc vào bệnh nhân cũng như hiện trạng và nguyện vọng của gia đình.

Trong trường hợp cặp đôi được chỉ định thực hiện phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI hay thực hiện quá trình canh trứng thì thường chỉ cần một nang trứng trội nhất. Vậy nên kích trứng chính là phương pháp giúp có thể thu được nang trứng trội với chất lượng tốt nhất để phục vụ cho quá trình thụ tinh.

Còn với các cặp đôi đang tiến hành thực hiện thụ tinh ống nghiệm IVF thì mục đích là thu được nhiều nang trứng nhất có thể. Nên lượng thuốc kích trứng mà người phụ nữ phải sử dụng có thể nhiều hơn so với khi chỉ cần một nang trứng trội như thực hiện IUI.

Tóm lại quá trình kích trứng mục đích chính là thu được số lượng trứng phù hợp với nguyện vọng của cá nhân.

Quy trình kích thích buồng trứng

– Ngày thứ 1 chu kỳ kinh: đến trung tâm y tế để khám

– Ngày thứ 2 của chu kỳ kinh: siêu âm và xét nghiệm máu

Nếu kết quả siêu âm và xét nghiệm máu hoàn toàn phù hợp thì chị em được bác sĩ kê cho một lịch tiêm thuốc kích thích buồng trứng.

– 10 ngày tiếp theo: tiêm liên tục mỗi ngày theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong vòng 10 ngày tiêm thuốc kích trứng, bác sĩ tiến hành siêu âm và xét nghiệm nội tiết khoảng 2-3 lần (nghĩa là sau khoảng 3-4 ngày sẽ tiến hành kiểm tra). Sau mỗi lần kiểm tra, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để điều chỉnh liều lượng thuốc sao cho phù hợp.

tiêm kích trứng có đau không

Bên cạnh đó trong quá trình kích thích buồng trứng, bác sĩ có thể cho bạn dùng thêm thuốc ngăn rụng trứng. Tuỳ theo phác đồ, thuốc ngăn rụng trứng có thể được dùng từ chu kỳ trước hoặc sau những mũi tiêm kích trứng đầu tiên.

– Sau khi kết quả siêu âm cho thấy các nang trứng đã đạt đủ tiêu chuẩn thì chị em sẽ được tiến hành tiêm mũi rụng trứng.

– 36 tiếng sau mũi tiêm rụng trứng thì bác sĩ tiến hành chọc hút trứng.

>>> Tìm hiểu thêm về Chi phí kích trứng hiện nay

Tiêm kích trứng có đau không?

Nếu trước đây khi ngành hỗ trợ sinh sản mới phát triển thì bắt buộc phải sử dụng các đường tiêm khác nhau ví dụ như đường tiêm tĩnh mạch… Hiện nay, các hãng dược đã thiết kế những dụng cụ để tiêm thuốc và đưa thuốc vào cơ thể một cách nhẹ nhàng, thân thiện với người dùng.

Cụ thể các mũi tiêm kích trứng hiện nay đều thực hiện dưới da và chị em hoàn toàn có thể tự thực hiện thao tác tiêm tại nhà sau khi được hướng dẫn mà không cần có sự hỗ trợ của điều dưỡng.

>>> Tìm hiểu thêm Hướng dẫn tiêm kích trứng tại nhà

Trong tất cả các mũi tiêm thì tiêm dưới da được cho là dễ chịu nhất và đại đa số mũi tiêm kích trứng đều được thực hiện dưới da nên các chị em có thể hoàn toàn yên tâm.

Những nguy cơ có thể gặp phải khi tiêm kích trứng

Trong quá trình kích trứng, người phụ nữ có thể đối mặt với nhiều vấn đề, có nhiều nguy cơ có thể xảy ra.

Quá kích buồng trứng

Trong số các nguy cơ thì nghiêm trọng nhất chính là hội chứng quá kích buồng trứng.

Hội chứng xảy ra khi buồng trứng phản ứng quá mạnh với thuốc kích trứng, thường gặp ở những đối tượng mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang.

Khi xảy ra hiện tượng quá kích buồng trứng thì hai buồng trứng và ổ bụng căng tức, có thể chứa nhiều dịch. Trong những trường hợp nặng có thể phải nhập viện điều trị.

>>> Tìm hiểu chi tiết về tình trạng Quá kích buồng trứng

Buồng trứng không đáp ứng thuốc

Trường hợp này xảy ra khi buồng trứng hầu như không sản sinh ra bất kỳ nang trứng nào khi sử dụng thuốc kích trứng và do đó người phụ nữ có thể phải hủy chu kỳ do buồng trứng không đáp ứng thuốc kích trứng.

Xoắn buồng trứng

Khi thuốc kích trứng được đưa vào cơ thể có thể khiến buồng trứng to lên và có thể gặp phải tình trạng xoay và gây xoắn buồng trứng. Tuy nhiên trường hợp này hiếm khi xảy ra.

Mẫn cảm với các thành phần của thuốc

Trong một số trường hợp, có thể phụ nữ có những kháng thể nhất định đối với thành phần của thuốc kích trứng. Vì thế có thể gây ra một số phản ứng phụ như nhẹ thì bị dị ứng, mẩn đỏ còn nặng thì ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp, tim mạch.

Đa thai

Thường khi sử dụng thuốc kích trứng để thực hiện IUI hay quan hệ tự nhiên thì chỉ cần nang trứng trội nhất. Tuy nhiên cơ thể một số chị em có thể phản ứng nhiều hơn và có nhiều nang trứng hơn từ 2-3 nang, từ đó nguy cơ đa thai hoàn toàn có thể xảy ra.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 

Để biết thêm thông tin hoặc đặt lịch thăm khám, tư vấn, điều trị xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm hỗ trợ sinh sản IVF Hồng Ngọc

Cơ sở 1:

Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Cơ sở 2:

Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084

Fanpagehttps://www.facebook.com/ivfhongngoc2022

Bài viết liên quan