Trữ đông trứng: một số điều cần biết

Tác giả: Chuyên gia phôi học IVF Hồng Ngọc – Hoàng Thị Thuận

Trữ đông trứng là một trong những phương pháp để bảo tồn khả năng sinh sản dành cho những phụ nữ chưa muốn lập gia đình sớm, người đang lên kế hoạch điều trị bệnh hay người phải làm việc trong môi trường có tính rủi ro cao.

Có một sự thật là sau tuổi 35, trứng trong cơ thể người phụ nữ có thể bị lão hoá, chất lượng trứng và phôi sẽ kém đi, ngay cả khả năng thụ thai và phát triển của thai nhi cũng trở nên khó khăn hơn. Vậy nếu bạn còn nhiều dự định sắp tới, cần thêm thời gian cho bản thân… hãy cân nhắc phương pháp trữ đông trứng.

Trữ đông trứng để bảo tồn khả năng sinh sản của nữ giới

Tầm quan trọng của việc trữ đông trứng

Kể từ khi báo cáo đầu tiên về hai em bé sinh đôi ra đời từ trứng đông lạnh của Chen và cộng sự (1986) thì kỹ thuật đông lạnh trứng ngày càng được phát triển và ứng dụng rộng rãi.

Trữ đông trứng: một số điều cần biết

Bảo tồn khả năng sinh sản

Những người đang cần điều trị bệnh lý khác mà thuốc và phương pháp trị liệu có thể ảnh hưởng đến buồng trứng và khả năng sinh sản như: ung thư, hóa trị, xạ trị, các bệnh lý tuyến giáp… thì trữ trứng là một trong những chỉ định cần thiết trước điều trị để đảm bảo việc bệnh nhân có thể có con tại thời điểm thích hợp.

Tạo cơ hội phát triển cho phụ nữ

Theo xu hướng phát triển của xã hội, vai trò của người phụ nữ ngày càng được đề cao và nhu cầu tập trung phát triển bản thân cũng tăng nên họ chưa sẵn sàng cho việc sinh nở. Và trữ đông trứng đợi thời điểm thích hợp hơn để ổn định gia đình, con cái cũng là một lựa chọn thông minh hiện nay.

Tạo lập ngân hàng trứng

Trữ đông trứng để tạo lập ngân hàng trứng phục vụ cho hiến trứng nhân đạo hoặc nghiên cứu khoa học cũng là một trong những mục đích quan trọng của việc trữ trứng.

Vấn đề đạo đức

Tại một số quốc gia hoặc theo quan niệm của một số cặp vợ chồng, phôi được xem như là một cơ thể sống, thế nên việc tạo phôi mà không sử dụng bị xem như vi phạm đạo đức nghiêm trọng. Vì vậy, trữ trứng được lựa chọn là giải pháp thay thế trong trường hợp này.

Phương pháp này dành cho ai?

Đối tượng trữ trứng được chia làm 2 nhóm: trữ trứng chủ động (người có nhu cầu trữ trứng và sử dụng trong tương lai) trữ trứng bị động (trữ trứng do bệnh lý) – nhóm đối tượng này thường không có kế hoạch trữ trứng trước đó, trong những điều kiện cụ thể thường đuợc chỉ định trữ trứng để bảo tồn khả năng sinh sản.

Những chỉ định trữ trứng bao gồm :

– Bệnh nhân ung thư sắp trải qua các quy trình điều trị đặc biệt: hóa trị, xạ trị…

– Bệnh nhân mắc các chứng bệnh: hồng cầu lưỡi liềm, hội chứng rối loạn sinh tủy…phải trải qua các quy trình điều trị hoặc phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

– Bệnh nhân có rủi ro mất khả năng sinh sản vì những bất thường di truyền: mang đột biến BRCA, hôi chứng Turner, hội chứng Fragile X…

– Bệnh nhân thực hiện IVF tuy nhiên vào ngày chọc trứng không thu được tinh trùng.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang, đáp ứng buồng trứng kém…có thể được chỉ định trữ trứng trước khi điều trị.

Thời điểm lý tưởng để trữ trứng

Các nghiên cứu thực tế rằng cho thấy rằng tỉ lệ thành công của một chu kỳ IVF giảm nhanh chóng khi tuổi người phụ nữ tăng, đặc biệt là trên 35 tuổi. Theo đó, việc trữ trứng hiện nay chưa đưa ra được con số thống nhất, tuy nhiên đa số đều cho rằng phụ nữ trong trường hợp trữ trứng chủ động nên được thực hiện trước tuổi 35.

Số lượng trứng nên trữ là bao nhiêu?

Trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất sinh con từ trứng trữ lạnh, thì số noãn trưởng thành là yếu tố quan trọng nhất.

– Với những trường hợp trữ đông gấp do bệnh lý thì hiện vẫn chưa có sự thống nhất nào cho số lượng trứng tối thiểu để đảm bảo khả năng thành công do bệnh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và khả năng mang thai.

– Trong trường hợp trữ trứng chủ động với phụ nữ có sức khỏe sinh sản bình thường, với phụ nữ dưới 35 tuổi, việc đông lạnh 8 hoặc 15 trứng là tỷ lệ hợp lý vì tỉ lệ trẻ sinh sống trên trứng rã đông có thể đạt tối đa 85.2%.

– Với nhóm phụ nữ lớn hơn 35 tuổi thì được khuyến khích trữ đông trứng nhiều hơn, từ 11-20 trứng để có thể đạt tỉ lệ trẻ sinh sống tới 60%. Với 8-10 trứng thì tỉ lệ này sẽ rơi vào khoảng 19.9- 29.7%.

Qúa trình đông lạnh trứng được diễn ra như thế nào ?

Các bác sĩ sẽ tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân về quy trình, kết quả dự đoán, thuận lợi, rủi ro và chi phí

Tại IVF Hồng Ngọc, quy trình cho một case đông lạnh trứng bao gồm các bước như sau :

– Đầu tiên, sau khi nắm rõ được yêu cầu và nguyện vọng của bệnh nhân, bệnh nhân sẽ được tiến hành thăm khám sức khỏe sinh sản.

– Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ và điều phối viên sẽ tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân về quy trình, kết quả dự đoán, thuận lợi, rủi ro và chi phí…

– Khi bệnh nhân đã nắm rõ được đầy đủ thông tin, quá trình kích trứng sẽ được bắt đầu vào ngày 2 hoặc 3 của chu kỳ kinh và thường kéo dài 10 ngày ( ngày thứ 12 hoặc 13 của chu kỳ kinh). Trong quá trình này, bệnh nhân sẽ được theo dõi quá trình phát triển của trứng qua siêu âm.

– Qúa trình kích trứng được hoàn tất sau khi bệnh nhân được tiêm rụng trứng.

– Thủ thuật chọc hút để thu trứng sẽ được thực hiện sau khoảng 36 giờ sau mũi tiêm rụng trứng.

– Sau khi thu được trứng, các chuyên viên phôi sẽ tiến hành tách khối tế bào bao quanh trứng đánh giá chất lượng trứng và thảo luận với bệnh nhân về số lượng trứng trữ.

– Trong quá trình trữ, trứng sẽ được đưa xuống nhiệt độ -1960C, sử dụng chất bảo quản đông lạnh cùng và dụng cụ chứa trứng chuyên dụng.

Trứng có thể bảo quản trong phòng đông lạnh tại Lab IVF trong thời gian dài. Tại thời điểm bệnh nhân yêu cầu, trứng sẽ được rã đông để đưa về nhiệt độ thường và sử dụng cho việc tạo phôi và mang thai của bệnh nhân.

Qúa trình trữ trứng có những rủi ro nào có thể xảy ra?

Những rủi ro của quá trứng chủ yếu xuất hiện ở 2 quá trình :

– Rủi ro đến từ quá trình kích trứng: trong quá trình kích trứng, một rủi ro rất thấp mà bệnh nhân có thể mắc phải đó là xuất hiện hiện tượng quá kích buồng trứng, đặc biệt là các bệnh nhân mang hội chứng buồng trứng đa nang. Để hiểu thêm về rủi ro này, có thể tham khảo thêm bài viết Quá kích buồng trứng: tỷ lệ, biểu hiện và biến chứng

– Rủi ro trong quá trình trữ đông: Trứng là một trong những tế bào có kích thước lớn nhất và nhạy cảm nhất, đặc biệt sợi tơ vô sắc (spindle) là bộ phận dễ bị biến đổi nhất trong quá trình trữ và rã trứng. Những biến đổi của sợi tơ vô sắc có thể làm trứng ngừng phát triển sau quá trình này.

Thông tin về tài liệu tham khảo 

  1. Current trends and progress in clinical applications of oocyte cryopreservation – Aylin P. Ciland Emre Seli , 2013

  2. Social oocyte freezing – D. Stoop, 2010

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Cơ sở 1:

Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Cơ sở 2:

Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2022