Thụ tinh ống nghiệm là phép nhiệm màu kỳ diệu, thắp sáng bao ước mơ, hy vọng của các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn. Nhưng vẫn còn không ít những hoài nghi về những đứa trẻ được ra đời từ phương pháp này. Tuy nhiên giờ đã có câu trả lời của các nhà khoa học, thực tế cho thấy thụ tinh ống nghiệm không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học
Những lo ngại về mức độ phát triển của trẻ được sinh ra nhờ các phương pháp điều trị vô sinh thụ tinh ống nghiệm đã xuất hiện từ lâu dù giới khoa học chưa đưa ra mối liên hệ thuyết phục nào. Giờ đây các cặp vợ chồng hiếm muộn có thể yên tâm sau khi nghiên cứu trên tờ JAMA Pediatrics được công bố.
Theo chuyên gia Edwina Yeung từ Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người (Mỹ) đã theo dõi 5.800 trẻ được sinh ra ở New York từ năm 2008 – 2010, trong đó 1.830 bé chào đời nhờ các phương pháp điều trị vô sinh khác nhau: IVF, IUI… Phụ huynh tham gia được yêu cầu trả lời các câu hỏi về ngôn ngữ, khả năng vận động, phát triển xã hội, giải quyết vấn đề của con. Nghiên cứu cũng tính đến yếu tố tuổi tác, trình độ học vấn của cha mẹ cũng như thói quen hút thuốc, uống rượu, của người phụ nữ trong quá trình mang thai.
Kết quả cho thấy, mỗi hạng mục có 6 – 10% trẻ chậm phát triển. Trẻ được tạo ra nhờ sự trợ giúp của thuốc sinh sản không có biểu hiện chậm hơn so với trẻ được sinh tự nhiên. Đối với nhóm sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (bao gồm thụ tinh ống nghiệm), các nhà khoa học ghi nhận trường hợp này rất ít, chủ yếu ở những cặp vợ chồng sinh 3, sinh 4. Nếu giảm trừ yếu tố bày sẽ không có bằng chứng nào cho thấy điều trị vô sinh ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển của trẻ nhỏ.
Những em bé thụ tinh ống nghiệm tại Việt Nam
Bác sĩ Hồ Mạnh Tường – Trưởng khoa Hiếm muộn (BV Phụ sản Từ Dũ), cho biết trong những năm vừa qua, BV đã có nhiều chương trình theo dõi liên tục sức khỏe và sự phát triển của các bé được sinh ra từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Kết quả nghiên cứu 221 cháu bé, trong đó có trường hợp sinh 2, sinh 3, sinh 4 cho thấy: Về mặt dinh dưỡng của trẻ được dựa trên các số đo về cân nặng, chiều cao, vòng đầu. Sau đó đem đối chứng với số liệu về sự phát triển trung bình của trẻ em Việt Nam theo lứa tuổi. Trong 221 bé được khảo sát, có 5 bé thừa cân, 216 bé bình thường, không có bé nào suy dinh dưỡng.
Bác sĩ Tường nhận định, với trường hợp bé sinh từ các chu kỳ đa thai (sinh 2, sinh 3, sinh 4), sự phát triển về thể chất của các cháu đều nằm trong giới hạn bình thường. Điều này cho thấy, dinh dưỡng có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của trẻ chứ không phải phương pháp thụ thai. Ngoài ra các bác sĩ nhi khoa còn khám và đánh giá về những dị tật bẩm sinh và bất thường của các hệ cơ quan trong cơ thể như hệ tim mạch, hô hấp, tai mũi họng, răng hàm mặt, cơ xương, khớp, sinh dục – tiết niệu, da. Kết quả là tình trạng sức khỏe của các cháu đến khám đều tốt. BV không ghi nhận một vấn đề đặc biệt nào về sức khỏe và bệnh lý ở các cháu bé được sinh ra từ thụ tinh ống nghiệm.
Sự phát triển về tâm lý và vận động theo thang đánh giá Denver được áp dụng để kiểm tra sự phát triển bất thường về mặt tâm lý vận động trên 4 khía cạnh (ngôn ngữ, cá nhân – xã hội, vận động tinh tế, vận động thô sơ) cho thấy: Tỷ lệ chậm phát triển tâm thần vận động ở các trẻ sinh 1 và sinh 2 được xem là ở mức bình thường. Tỷ lệ chậm phát triển tâm lý, vận động cao hơn ở nhóm sinh 3 và sinh 4. Điều này cũng được ghi nhận ở nhiều nghiên cứu khác trên thế giới. Như vậy có thể khẳng định thụ tinh ống nghiệm không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
Để biết thêm thông tin hoặc đặt lịch thăm khám, tư vấn, điều trị xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Add: Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016
Tel: +(84-24) 3927 5568 ext 6820/6825
Email: arthongngoc@hongngochospital.vn
Xem thêm bài viết:
9 thực phẩm tốt cho sức khỏe sinh sản
Những điều lưu ý khi tiêm thuốc kích trứng
Buồng trứng đa nang và những điều cần biết