Kích trứng trong thực hiện IVF là một trong những bước quan trọng. Chính vì vậy, rất nhiều chị em băn khoăn với những câu hỏi như tiêm thuốc kích trứng có hại không, chuẩn bị kích trứng nên ăn gì, nên kích trứng bao nhiêu lần… Các chuyên gia hỗ trợ sinh sản tại IVF Hồng Ngọc sẽ giải đáp những lo lắng ấy của bạn qua bài viết dưới đây.
Kích trứng trong thực hiện IVF diễn ra như thế nào?
Sau khi thăm khám, kiểm tra hồ sơ, tiến hành các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ hẹn lịch bắt đầu đợt điều trị theo phác đồ cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn. Theo đó, mốc thăm khám đầu tiên là vào ngày 2 của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu tình trạng sức khỏe của người vợ tốt, bác sĩ sẽ tiến hành kích thích buồng trứng theo phác đồ phù hợp. Thời gian, loại thuốc kích trứng trong thực hiện IVF thay đổi tùy từng phác đồ cho mỗi cặp đôi. Người vợ sẽ được dùng thuốc kích trứng bằng đường uống, đường tiêm hoặc cả hai. Đối với những trường hợp đáp ứng kém với thuốc kích trứng dạng uống, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kích trứng dạng tiêm (được khuyến cáo tiêm bắp hoặc tiêm dưới da vùng rốn).
Thời gian kích trứng tùy thuộc vào từng bệnh nhân, dao động từ 10-12 ngày. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ theo dõi nang trứng bằng cách siêu âm nang noãn và xét nghiệm máu từ đó điều chỉnh thuốc tùy vào đáp ứng của mỗi bệnh nhân.
Tìm hiểu về Tiêm kích trứng, chọc hút trứng trong IVF
Khi có được số lượng nang trứng đạt yêu cầu, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm 1 mũi HCG để kích thích trứng trưởng thành. 24 – 36h sau khi tiêm HCG, bước chọc hút trứng sẽ được tiến hành để lấy các trứng đạt yêu cầu ra thụ tinh với tinh trùng của người chồng trong môi trường ống nghiệm.
Phác đồ kích trứng trong thụ tinh ống nghiệm (IVF)
Tùy vào thể trạng của mỗi bệnh nhân thì bác sĩ sẽ chỉ định những phác đồ riêng với liều lượng thuốc cũng được thay đổi để phù hợp với tình trạng bệnh nhân. Thông thường, phác đồ kích trứng trong IVF sẽ có 2 dạng cơ bản: phác đồ ngắn và phác đồ dài.
Phác đồ ngắn: bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc kích trứng từ ngày thứ 2-7 của chu kỳ kinh và tiếp đó thực hiện mũi tiêm dưới da. Bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi sự phát triển của nang noãn sau khi người bệnh dùng thuốc và có những điều chỉnh thích hợp để nang noãn đạt tiêu chuẩn.
Phác đồ dài: bệnh nhân sẽ tiêm mũi kích trứng từ ngày 14 đến 21 của chu kỳ kinh nguyệt, ngoài ra có thể sử dụng từ ngày thứ 21 của chu kỳ trước hay từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Loại thuốc và liều lượng sẽ được chỉ định dựa vào tuổi tác và khả nắng đáp ứng buồng trứng của bệnh nhân.
Sau đó, khoảng ngày thứ 6 sau khi sử dụng thuốc kích trứng, bác sĩ sẽ siêu âm để kiểm tra sự phát triển của nang noãn. Khi kết quả có ít nhất từ 2 nang noãn đạt kích thước 17mm trở lên thì bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm mũi rụng trứng.
Như đã nhấn mạnh ở trên thì mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ sử dụng thuốc riêng biệt với liều lượng và thời gian khác nhau nên điều quan trọng nhất chính là người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.
Kích thích trứng có hại hay không?
Đối với những người phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, có nang noãn không phát triển hoặc không rụng trứng thì dùng thuốc kích trứng là khâu không thể thiếu trong thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, thuốc kích thích rụng trứng cũng có một số hạn chế mà bạn cần nắm rõ để không lạm dụng, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến.
Bởi thuốc kích trứng chứa chất kích thích nội tiết tố (FSH) có thể gây ra sự phát triển của một hoặc rất nhiều nang trứng cùng lúc. Với lượng hormon quá lớn được đưa vào cơ thể có thể gây quá kích (còn gọi là quá kích buồng trứng) khiến người phụ nữ có thể gặp phải tình trạng khó thở, chóng mặt, đau bụng, bụng to, buồn nôn, nôn, tiêu chảy… Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng, nếu không xử lí kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Tại khoa IVF – Bệnh viện Hồng Ngọc, bác sĩ sẽ dựa trên thể trạng của bệnh nhân để đưa ra phác đồ kích thích buồng trứng vừa hiệu quả vừa bảo tồn được buồng trứng để đảm bảo chất lượng cuộc sống của người mẹ sau này. Việc sử dụng thuốc kính trứng liên tục trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng suy buồng trứng. Do đó, sau khi điều trị bằng thuốc kích trứng từ 3-6 tháng mà không hiệu quả, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cho buồng trứng “nghỉ ngơi” một vài chu kỳ.
Chế độ ăn uống sau khi kích trứng trong thực hiện IVF
Có rất nhiều kinh nghiệm về ăn uống sau khi kích trứng được các ông bố bà mẹ truyền tai nhau như người vợ nên ăn nhiều bơ, trứng gà, sữa ong chúa…; người chồng nên ăn nhiều sò huyết, hàu, thịt bò, trứng vị lộn… Tuy nhiên, theo các chuyên gia IVF, điều quan trọng vẫn là ăn uống đa dạng, khoa học để đảm bảo sức khỏe và lưu ý những nguyên tắc dinh dưỡng lành mạnh dưới đây:
– Uống đủ nước mỗi ngày
– Tăng cường rau xanh, trái cây
– Ăn nhiều cá, dầu thực vật, các loại hạt; hạn chế chất béo động vật, chất béo chuyển hóa ( trong đồ ăn nhanh, các thực phẩm chiên rán…)
– Không hút thuốc, uống rượu, trà, cà phê
– Hạn chế thức ăn chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp, thức ăn chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản.
Lưu ý: Khi điều trị vô sinh hiếm muộn, bạn nên lựa chọn bác sĩ ở các trung tâm hỗ trợ sinh sản uy tín để được tư vấn chính xác khoa học, tránh nghe thông tin không chính thống dẫn đến sử dụng các loại thuốc/thực phẩm gia truyền không có nghiên cứu về tác dụng gây lãng phí tiền bạc, suy giảm sức khỏe thậm chí ảnh hưởng xấu đến quá trình làm IVF.
Bên cạnh đó, cần hạn chế quan hệ vợ chồng với tần suất cao; làm việc nhẹ nhàng, giữ tinh thần thoải mái, tránh stress.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Cơ sở 1:
Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014
Cơ sở 2:
Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2022
Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Add: Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016
Tel: +(84-24) 3927 5568 ext 6820/6825
Email: arthongngoc@hongngochospital.vn