Bệnh huyết khối ảnh hưởng tới việc mang thai như thế nào?

Tình trạng huyết khối (cục máu đông)nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sự phát triển bệnh thuyên tắc huyết khối trong thai kỳ và bệnh thai nghén. Có khoảng 0,1 – 0,2% phụ nữ có thai mắc phải bệnh lý này, nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở 3 tháng đầu và cuối thai kỳ và 3 tuần đầu sau sinh.

Khi mắc phải bệnh huyết khối thường sẽ kéo theo nhiều rủi ro đáng lo ngại như: sảy thai liên tiếp, thai chậm phát triển, thai lưu, các dạng nghiêm trọng của việc bong nhau thai sớm và tiền sản giật. Người ta tin rằng 65% phụ nữ mang thai có những biểu hiện trên bị mắc phải một dạng tình trạng huyết khối nào đó.

Huyết khối tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai là bệnh nguy hiểm, có thể dẫn tới việc sảy thai liên tiếp

Bệnh huyết khối là gì?

Bệnh huyết khối là một nhóm rối loạn bẩm sinh hoặc mắc phải không đồng nhất, biểu hiện là những hiện tượng đông máu và tăng đông máu. Tỷ lệ mắc bệnh huyết khối trong thai kỳ chỉ xảy ra ở 1 đến 2 người trong số 1,000 phụ nữ mang thai.

Thông thường, sự hình thành huyết khối xảy ra khi bị thương gây chảy máu, cơ thể sẽ gửi các tế bào tiểu cầu đến để cầm máu bằng cách tạo cục máu đông, giúp khu vực bị thương không chảy máu liên tục. Trong thời gian mang thai, máu của người phụ nữ có nhiều khả năng đông máu hơn bình thường như là một biện pháp bảo vệ chống lại sự mất máu quá nhiều trong quá trình chuyển dạ. Chính vì máu dễ đông hơn nên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, việc lưu thông máu ở vùng thấp của cơ thể phụ nữ mang thai sẽ bị đình trệ do chèn ép của thai dẫn đến việc dễ hình thành huyết khối ở các tĩnh mạch sâu, đặc biệt là vùng chân và vùng chậu, gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu.

Ngoài ra, huyết khối tĩnh mạch sâu theo dòng máu chảy về tim được co bóp, đẩy lên phổi gây thuyên tắc phổi, các rối loạn này được gọi là bệnh thuyên tắc huyết khối. Bệnh này có thể biến chứng nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong cao.

Nguyên nhân gây bệnh huyết khối trong thai kỳ

 Hầu hết các tình trạng huyết khối là do bẩm sinh, do bột biến gene ở các gene tổng hợp các yếu tố chống đông máu. Bệnh huyết khối di truyền phổ biến nhất trong tất cả và có thể được chứng minh ở 5-9% dân số châu Âu, ở 20% bệnh nhân với cơn đột quỵ huyết khối tĩnh mạch đầu tiên và 50% trường hợp huyết khối tĩnh mạch tái diễn. 

Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân có thể gây nên bệnh lý huyết khối tĩnh mạch khi mang thai, điều quan trọng là bạn có nằm trong nhóm có nguy cơ cao hay không?

– Có tiền sử mắc hoặc gia đình có người từng bị huyết khối tĩnh mạch.

– Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên

– Trên 40 tuổi

– Quá cân hoặc béo phì. Chỉ số BMI > 30 ở lần đầu đi khám.

– Mang thai đôi trở lên.

– Ít vận động trong một thời gian dài.

– Sự kết hợp của hai hoặc nhiều tình trạng huyết khối.

– Bẩm sinh có nguy cơ tăng đông máu cao.

– Thai chậm phát triển trong tử cung.

– Mổ lấy thai cấp cứu ở lần trước đó.

– Mẹ mắc bệnh nội khoa như tiểu đường, lupus ban đỏ, ung thư, bệnh hồng cầu hình liềm.

Triệu chứng của huyết khối trong thai kỳ

Ngoài sự phát triển của huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ, huyết khối có liên quan đến hội chứng sẩy thai liên tiếp, chuyển dạ sớm, tiền sản giật, rau bong non và suy nhau thai, chậm phát triển của thai nhi kể cả tử vong thai lưu. Thì bệnh lý này còn gây ra những ảnh hưởng tới nhau thai dẫn tới nhồi máu hoặc hoại tử khiến thai nhi bị hạn chế tăng trưởng trong tử cung.

Những dấu hiệu bệnh huyết khối ở phụ nữ mang thai thường không rõ ràng, thông thường sẽ thấy một số dấu hiệu như:

– Đau nhức bắp chân mức độ đau nhẹ hoặc đau dữ dội, bị đau nhiều khi đi lại.

– Sưng chân thường xảy ra ở một bên chân, so sánh có thể thấy sự khác biệt giữa hai chân.

– Cảm giác nóng da ở chân, vùng bị huyết khối thường nóng hơn so với các vùng khác.

– Những tĩnh mạch nông giãn hơn bình thường.

– Thay đổi màu da vùng da bị huyết khối tĩnh mạch có xu hướng chuyển màu xanh đen hoặc một màu bất thường.

– Biểu hiện khi có các biến chứng bao gồm: Khó thở không rõ nguyên nhân, ho nhiều đôi khi ho ra máu, đau ngực… là những biểu hiện khi huyết khối tĩnh mạch sâu gây biến chứng thuyên tắc phổi. Khi có các triệu chứng này cần đến viện ngay để được điều trị kịp thời.

– Phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân bằng phương pháp siêu âm doppler mạch máu ở chân.

Bệnh về huyết khối và huyết khối tĩnh mạch sâu

Bản thân việc mang thai cũng đã làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu so với các phụ nữ không mang thai cùng độ tuổi thì nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu của họ cao gấp sáu lần.

Tỷ lệ mắc huyết khối được phân bố đều trong toàn bộ thời kỳ mang thai và tối đa là trong thời kỳ cận lâm sàng.

Nguy cơ cao nhất chính là sự kết hợp của chứng huyết khối tĩnh mạch sâu có tính tiền sử và một tình trạng huyết khối phổ biến, nguy cơ tái phát trong thai kỳ ở đây giao động khoảng 20%. Bệnh nhân được chẩn đoán có tình trạng huyết khối có nguy cơ huyết khối là 13%, ở những bệnh nhân có tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu mà không bị huyết khối thì nguy cơ là 7%. Phụ nữ bị huyết khối tĩnh mạch sâu thứ phát không có nguy cơ tái phát cao nếu nguyên nhân gây ra bệnh được loại bỏ.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

benh-huyet-khoi
Ngay khi thấy những dấu hiệu như trên, bạn cần tới gặp bác sĩ hỗ trợ sinh sản để được tư vấn và điều trị.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào các dấu hiệu, tiền sử của thai phụ để chỉ định kiểm tra bệnh huyết khối:

– Khi bệnh nhân bị hai hoặc nhiều lần mất thai liên tiếp

– Chưa có thai kỳ kết thúc thành công bằng việc sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh.

– Trường hợp thai lưu không rõ nguyên nhân ở quý 2 và quý 3 thai kỳ.

– Các ca tiền sản giật nặng xảy ra trước tuần 34 của thai kỳ.

– Thai nhi chậm tăng trưởng rõ rệt và không rõ nguyên nhân vào cuối quý 2 hoặc trong quý 3 của thai kỳ.

Xác định các rủi ro và ấn định qui trình chẩn đoán – điều trị cá thể hóa

Vấn đề về tình trạng huyết khối trong thai kỳ khá phức tạp. Rất khó để thiết lập một qui trình đồng nhất bởi vì mỗi trường hợp bệnh gánh chịu một rủi ro khác nhau. Đột biến huyết khối bẩm sinh được di truyền tự động chiếm ưu thế.

Khi phát hiện thấy bệnh này ở bệnh nhân thì nên khuyến cáo các thành viên khác trong gia đình nên đi kiểm tra vì họ là đối tượng có thể bị đe dọa bởi bệnh này.

Cách ngăn ngừa bệnh huyết khối trong thai kỳ

Phòng ngừa bệnh huyết khối rất quan trọng và có thể thực hiện được bằng cách cải thiện lối sống lành mạnh:

– Thường xuyên vận động trong thai kỳ khi không có chống chỉ định.

– Nếu nằm trong đối tượng có nguy cơ cao, cần được khám phát hiện sớm

– Tránh xa thuốc lá. Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa tiếp xúc với khói thuốc lá.

– Kiểm soát cân nặng. Có chế độ ăn uống hợp lý hạn chế ăn nhiều chất béo, ăn nhiều rau xanh hoa quả, uống nhiều nước.

Huyết khối tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai là một bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ và thai nhi. Thai phụ nằm trong đối tượng có yếu tố nguy cơ cao nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra, phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Cơ sở 1: Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016 Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014 Cơ sở 2: Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084 Fanpagehttps://www.facebook.com/ivfhongngoc2022

 

Xem thêm các bài viết khác:

Xét nghiệm di truyền không xâm lấn

Các xét nghiệm miễn dịch trong điều trị hiếm muộn

Thụ tinh trong ống nghiệm: kích trứng tối thiểu

Bài viết liên quan