Ảnh hưởng của Covid-19 đến sức khỏe sinh sản nữ giới

Tác giả: Bác sĩ lâm sàng Nguyễn Hồng Hạnh – Trung tâm HTSS IVF Hồng Ngọc

Covid-19 đang là đại dịch ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi khía cạnh cuộc sống, trong đó sức khỏe của con người chính là yếu tố chịu nhiều tác động xấu nhất. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan hô hấp mà hệ quả của Covid-19 còn đe dọa đến sức khỏe sinh sản nữ giới. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về hệ lụy mà đại dịch này gây ra đối với sức khỏe sinh sản nữ giới.

Mở đầu

Tháng 12/2019, một căn bệnh hô hấp nghiêm trọng lần đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, và lây lan ra nhiều quốc gia, gây những thiệt hại vô cùng to lớn về nhân mạng và các khía cạnh kinh tế xã hội. Đại dịch này được tổ chức Y tế thế giới đặt tên là COVID 19, do một chủng virus có tên là SARS-COV-2 gây nên.

Virus SARS-COV-2 xâm nhập vào tế bào vật chủ thông qua liên kết với thụ thể ACE2 – biểu hiện ở nhiều mô và cơ quan bao gồm tim, thận, phổi, tinh hoàn… Đối với lĩnh vực hỗ trợ sinh sản (HTSS), chủ đề “nóng” xuất hiện trong dịch COVID 19 lần này là liệu rằng virus có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con người không?

ảnh hưởng covid-19 đến sức khỏe sinh sản nữ giới

Ảnh hưởng của Covid-19 đến sức khỏe sinh sản nữ giới

Một số nghiên cứu cho thấy, Covid-19 có thể ảnh hưởng khả năng sinh sản, giảm chất lượng tinh trùng của nam; khả năng sinh sản của tế bào trứng ở nữ. Thụ thể ACE2 tồn tại trong hệ thống sinh sản và nhiều báo cáo đã được đưa ra về ảnh hưởng của Covid-19 đối với hệ thống sinh sản của cả nam và nữ. (Li Y. và cs., 2020).

Về mức độ biểu hiện của ACE2 trong cơ thể người, cũng như sự phát hiện SARS-CoV-2 trong cơ quan, mô hoặc dịch thể thì cơ quan sinh dục nam cũng có ACE2 nhiều ở tế bào sinh tinh, tế bào Sertoli và tế bào Leydig, ít hơn ở cơ quan sinh dục nữ.

Mặc dù, sự hiện diện của thụ thể ACE2 nổi trội ở cơ quan sinh sản của nam giới hơn là nữ giới nhưng biểu hiện kháng Gonadotropin được báo cáo ở trứng của người phụ nữ. Vì vậy nếu tiến hành kích thích buồng trứng trong thời điểm nhiễm Covid 19 có thể ảnh hưởng đến chất lượng trứng, chất lượng phôi.

 Đối với nữ, ACE2 chủ yếu hiện diện trong buồng trứng, có thể ảnh hưởng dài lâu tiềm tàng bởi SARS-CoV-2 (Yan và cs., 2020). Sự điều hòa ACE2 của SARS-CoV-2 có thể gây ra những thay đổi trong sinh lý bình thường của buồng trứng, chẳng hạn như sự phát triển của nang trứng và sự trưởng thành của tế bào trứng. Từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng sinh sản của tế bào trứng.

Stress oxy hóa cũng tăng lên bởi ACE2 liên quan đến phản ứng viêm, gây bất lợi cho khả năng sinh sản (Pan và cs., 2013). Phức hợp hệ Renin-Angiotensin cũng hiện diện đáng kể trong tử cung, chủ yếu trong các tế bào biểu mô và mô đệm của nội mạc tử cung.

Nếu Covid-19 làm tổn thương các tế bào biểu mô nội mạc tử cung, ảnh hưởng sớm đến quá trình sinh sản (Li F. và cs., 2021).

>>> Tìm hiểu thêm COVID-19 có hay không ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản nam giới?

Ảnh hưởng Covid-19 đối với thai kì

Một số nghiên cứu từ tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc khi so sánh các đặc điểm lâm sàng của phụ nữ mang thai và phụ nữ không mang thai mắc virus đều cho kết quả tương tự nhau và không ghi nhận trường hợp nào tử vong (Chen và cs., 2020; Yu và cs., 2020). Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều so sánh trên cỡ mẫu nhỏ và người mẹ đều đã mang thai được hơn 3 tháng.

Ngược lại, một nghiên cứu từ Iran đã báo cáo rằng phụ nữ mang thai nhiễm virus có nguy cơ tử vong cao (có 7 trên 9 bà mẹ tử vong). Trong nghiên cứu này, phụ nữ tử vong đều mang thai giai đoạn đầu hoặc giữa tháng thứ 3, và có 5 trên 7 người tử vong có độ tuổi >35 tuổi. Ngoài ra, có 4 trường hợp tử vong đã sử dụng thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine để điều trị COVID 19. Thuốc này có những tác dụng phụ như gây mù lòa, suy tim, suy thận và có thể tử vong (Hantoushzadeh và cs., 2020).

Sự khác biệt về tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang thai mắc COVID 19 khác nhau giữa các nghiên cứu là do khác biệt về đặc điểm nền của bệnh nhân, phác đồ điều trị khác nhau và chất lượng y tế giữa các quốc gia. Vì chưa có sự thống nhất giữa các nghiên cứu đến hiện tại, do đó cần có thêm những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và đặc điểm nền tương tự giữa các nhóm bệnh nhân để làm sáng tỏ vấn đề này.

>>> Tìm hiểu thêm Mang thai mắc COVID-19 sẽ có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn?

Nguy cơ lây truyền chéo SARS-COV-2 giữa mẹ và thai nhi trên lý thuyết có thể xảy ra khi thụ thể ACE2 được biểu hiện ở nhau thai và tử cung. Tuy nhiên, hầu hết các công bố đều không nhận thấy sự lây nhiễm chéo này, đa số các trẻ sơ sinh từ các bà mẹ nhiễm virus đều cho kết quả âm tính (Chen và cs, 2020; Yu và cs, 2020). Tuy nhiên, sự lây truyền của virus từ mẹ sang con có thể xảy ra sau khi sinh lúc trẻ tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm khác từ mẹ.

Virus Covid-19 vẫn còn đang rất nguy hiểm. Vậy nên tất cả chúng ta cần đề cao cảnh giác và bảo vệ thật tốt sức khỏe bản thân.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Cơ sở 1:

Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Cơ sở 2:

Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084

Fanpagehttps://www.facebook.com/ivfhongngoc2022

Bài viết liên quan