Tìm người mang thai hộ – hy vọng cho những người hiếm muộn

Theo thống kê, hàng năm tại Việt Nam có khoảng 500-700 trường hợp có nhu cầu tìm người mang thai hộ. Với những cặp vợ chồng hiếm muộn do người vợ không thể mang thai, việc mang thai hộ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Khởi đầu từ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm        

ky-thuat-IVF-ho-tro-viec-tim-nguoi-mang-thai-ho

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm

Sự ra đời của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã đánh dấu bước ngoặt mới mở ra hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn khi người vợ không có khả năng mang thai. Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản này cho phép lấy noãn và tinh trùng của hai vợ chồng để thụ tinh trong ống nghiệm thành phôi. Tiếp đến, phôi sẽ được đưa vào tử cung của người phụ nữ mang thai hộ vào thời điểm thích hợp.

Cơ hội có con cho những người phụ nữ không thể mang thai

Những trường hợp sau đây nên sử dụng người mang thai hộ:

•    Người đã phẫu thuật cắt tử cung
•    Người bẩm sinh không có tử cung
•    Người đã thực hiện thụ tinh ống nghiệm– IVF và các phương pháp khác mà vẫn không thể mang thai (phải chắc chắn là phôi tốt)
•    Người có tiền sử sẩy thai liên tiếp
•    Người mắc những bệnh mãn tính không thể mang thai: suy tim, suy thận….

tim-nguoi-mang-thai-ho

Hy vọng cho những người phụ nữ không thể mang thai

Tiêu chí lựa chọn người mang thai hộ

Không phải ai cũng đủ điều kiện để trở thành người mang thai hộ. Do đó, các cặp vợ chồng muốn tìm người mang thai hộ nên lưu ý những tiêu chuẩn sau đây để quá trình mang thai được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.

•    Độ tuổi: Dưới 35 tuổi (trên 35 tuổi, khả năng mang thai thành công không cao).
•    Sức khỏe tổng thể tốt, có khả năng mang thai, không có bệnh gì dẫn đến khả năng sẩy thai.
Quá trình làm IVF có thể sinh 1, sinh 2 thậm chí có thể sinh 3 con nên người mang thai hộ phải có sức khỏe tốt, khả năng chịu    đựng cao và 1 tử cung tốt.
•    Đã từng sinh con.
•    Sức khỏe tâm thần bình thường.

Những xét nghiệm cần thiết cho người mang thai hộ

Để biết người mang thai hộ có đủ điều kiện sức khỏe hay không, cần thực hiện những xét nghiệm sau đây:
• Nhóm máu ABO, Rh. Công thức máu toàn phần.
• Các xét nghiệm miễn dịch: herpes, Rubella, CMV, giang mai, Viêm gan B, viêm gan C, HIV…
• Các chất trong máu: đường máu, creatinin, ure… nhằm phát hiện những bệnh mãn tính
• Pap smear: kiểm tra phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
• Xét nghiệm hormone, kiểm tra buông tử cung qua siêu âm và Xquang tử cung vòi trứng (nếu cần)

Pháp luật bảo vệ việc mang thai hộ

Ngày 19/6/2014, Luật Hôn Nhân Gia Đình sửa đổi đã được Quốc Hội thông qua, cho phép việc tìm người mang thai hộ danh chính ngôn thuận vì mục đích nhân đạo. Tuy nhiên, để tránh những hệ lụy và biến tướng của hình thức mang thai hộ, pháp luật quy định rõ rằng:

– Các cặp vợ chồng phải xin xác nhận của các tổ chức y tế có thẩm quyền rằng người vợ không thể mang thai và sinh con.

– Người mang thai hộ là họ hàng với người vợ hoặc người chồng, đã từng sinh con.

– Chỉ được mang thai hộ một lần duy nhất, tránh việc “đẻ thuê chui”.

phap-luat-bao-ve-viec-tim-nguoi-mang-thai-ho

Pháp luật bảo vệ việc mang thai hộ

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phục vụ cho việc tìm người mang thai hộ phải được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các nhân viên y tế có kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng để xử lý kịp thời các biến chứng thai sản nếu có. Ngoài ra, các cặp vợ chồng nên thực hiện kỹ thuật mang thai hộ ở cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, hướng dẫn về các vấn đề liên quan trước và trong quá trình điều trị.

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Add: Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Tel: +(84-24) 3927 5568 ext 6820/6825

Email: arthongngoc@hongngochospital.vn