Thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không?

Tác giả: Bs Nguyễn Ngọc Anh, Bác sĩ Lâm sàng TTHTSS IVF Hồng Ngọc

Thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Để tìm câu trả lời, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Theo các báo cáo gần đây, có khoảng 10-15% các cặp đôi trẻ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về hiếm muộn. Mà nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ này là những thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như: tuổi lập gia đình, dinh dưỡng, cân nặng, luyện tập thể dục, căng thẳng tâm lý, môi trường, nghề nghiệp, hút thuốc lá, uống bia rượu…

Thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không?
Dưới 35 tuổi là mốc thời gian sinh sản chuẩn cho nam giới và nữ giới

Những thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Mốc thời gian sinh sản

Độ tuổi của đàn ông hoặc phụ nữ là một trong những thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Do theo đuổi sự nghiệp hoặc một vài yếu tố khác, nhiều cặp đôi chọn trì hoãn việc mang thai trong khi đó chức năng sinh sản lại giảm dần theo thời gian ở cả nam và nữ

Khi đàn ông có tuổi, nồng độ testosterone bắt đầu giảm dẫn tới suy sinh dục. Các thông số về tinh dịch cũng bắt đầu giảm khi 35 tuổi, thể tích cũng như khả năng vận động cũng giảm, tăng hình thái bất thường. Sau độ tuổi 40, có nhiều sự tổn thương DNA trong tinh trùng. Điều này dẫn đến thời gian để có thai dài hơn với đàn ông lớn tuổi. Các chuyên gia cũng đề cập đến dân số già sử dụng nhiều rượu hơn, ít quan hệ tình dục hơn, sử dụng biện pháp tránh thai lâu hơn.

Mốc thời gian sinh sản của phụ nữ thì phức tạp hơn nhiều. Phụ nữ được sinh ra với tất cả số trứng mà cô ấy có, và chỉ có khoảng 400-500 quả rụng trong thời kì sinh sản. Khi số lượng trứng giảm, chu kì kinh nguyệt ngắn lại, giảm khả năng có thai, kinh nguyệt không đều khoảng 6-7 năm trước khi mãn kinh.

Số tuổi lớn dần đồng nghĩa với việc thời gian chờ con cũng dài hơn. Dưới 30 tuổi, cơ hội có thai có thể lên tới 71%, khi quá 35 tuổi, chỉ có khoảng 41%. Bên cạnh đó thì tỷ lệ tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên và không làm tổ cũng bị ảnh hưởng theo tuổi tác của phụ nữ,

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng chính là một trong những thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Hàng ngày chúng ta đều nạp các chất dinh dưỡng vào cơ thể vì vậy chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng chính là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe tốt.

Đối với nam giới:

– Nam giới cần bổ sung carbohydrate, chất xơ, folate và lycopene (chất chống oxy hóa), trái cây để có thể cải thiện chất lượng tinh dịch.

– Bổ sung các nhóm vitamin và khoáng chất: vitamin C, E, A, B9, B12: tăng cường sức khỏe cho tinh trùng.

– Omega 3: giúp các hormone sinh dục được cân bằng ổn định, từ đó nồng độ tinh trùng khỏe mạnh tăng cao hơn.

– Bổ sung chất chống lại gốc oxy hóa tự do (do căng thẳng, lo âu kéo dài, mệt mỏi, stress, tia phóng xạ, đồ ăn nhanh, rượu bia…) vì chính các gốc oxy hóa tự do ảnh hưởng xấu đến chức năng, khả năng vận động, thay đổi DNA và sự nguyên vẹn của màng tinh trùng.

Đối với nữ giới:

Chế độ ăn của phụ nữ cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của họ, cụ thể là ở quá trình rụng trứng:

– Bổ sung chất béo bão hòa, có lợi cho sức khỏe: dầu ô liu, dầu hạt cải, các loại hạt, quả bơ…

– Thay thế carbohydrate (đường glucose, fructose, galactose và sucros) bằng protein thực vật (trứng, đậu nành, yến mạch,…).

Các chuyên gia đã chứng minh rằng phụ nữ có chế độ ăn tốt gồm tỷ lệ chất béo không bão hòa cao, đạm từ thực vật, sữa ít béo, giảm lượng đường huyết và tăng vitamin tổng hợp giảm tỷ lệ vô sinh do rối loạn rụng trứng.

Không kiểm soát cân nặng

Cân nặng của một cá nhân thường liên quan đến thói quen ăn uống và hoạt động của người đó. Đây là một thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nữ giới và nam giới.

Đàn ông béo phì giảm chất lượng tinh dịch gấp ba lần so với đàn ông bình thường. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng sự gia tăng chỉ số BMI liên quan đến giảm nồng độ tinh trùng, khả năng vận động.

Phụ nữ có BMI trên 30 có thời gian để có thai lâu hơn so với phụ nữ có BMI 20 đến 25. Các tác động tiệu cực của béo phì đến khả năng sinh sản có thể đảo ngược. Các chuyên gia chỉ ra rằng sau khi giảm trung bình 10.2 kg, 90% phụ nữ béo phì trước đây đã bắt đầu rụng trứng.

Liên quan tới tác động của cân nặng tới sức khỏe sinh sản, đàn ông thiếu cân cũng có nguy cơ vô sinh. Những người đàn ông thiếu cân thường có nồng độ tinh trùng thấp hơn so với những người có BMI bình thường.

Đối với phụ nữ, thiếu cân và có lượng mỡ trong cơ thể cực kỳ thấp có liên quan đến rối loạn chức năng buồng trứng và vô sinh. Ngoài ra, nguy cơ vô sinh do rối loạn rụng trứng tăng ở phụ nữ có BMI dưới 17. Một phân tích tổng hợp của 78 nghiên cứu trên 1 triệu phụ nữ cho thấy người thiếu cân có nguy cơ sinh non trước. Mặc dù tương đối hiếm gặp, tuy nhiên rối loạn ăn uống có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kinh nguyệt, khả năng sinh sản, và sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không?
Kiểm soát cân nặng và tập thể dục đều đặn chính là thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Ít tập thể dục là thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nghiêm trọng

Không thường xuyên tập luyện, vận động là thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nghiêm trọng. 

Một chế độ sinh hoạt lành mạnh ở nam giới rất có lợi cho sức khỏe sinh sản. Nam giới có chế độ thể dục thể thao điều độ, ít nhất ba lần một tuần sẽ có các thông ố tinh trùng tốt hơn so với những người ít vận động. Tuy nhiên, riêng đối với việc đạp xe hơn năm giờ mỗi tuần lại ảnh hưởng tới số lượng tinh trùng di động và nồng độ tinh trùng.

Đối với nữ giới, việc tập thể dục đều đặn ít nhất 3 lần một tuần đem lại lợi ích sức khỏe thể chất, tinh thần, giữ gìn sức đẹp cho phụ nữ và sức khỏe sinh sản cũng vậy. Dù vậy, tập thể dục quá mức có thể làm thay đổi tiêu cực cân bằng năng lượng trong cơ thể và ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản. 

Khi nhu cầu năng lượng vượt quá mức tiêu thụ năng lượng, sự cân bằng năng lượng tiêu cực có thể xảy ra và có thể dẫn đến rối loạn chức năng vùng dưới đồi và sự thay đổi của xung kích thích tiết gonadotropin (GnRH), dẫn đến bất thường về kinh nguyệt, đặc biệt là ở các vận động viên nữ.

Ảnh hưởng của tâm lý

Căng thẳng công việc, stress từ cuộc sống và trầm cảm ảnh hưởng rõ rệt tới sức khỏe sinh sản ở cả hai giới. Stress là thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới, giảm testosterone và hormone luteinizing (LH), phá vỡ chức năng tuyến sinh dục, và cuối cùng làm giảm sự sinh tinh trùng và các thông số tinh trùng.

Đồng thời, căng thẳng, áp lực cuộc sống cũng tác động tới khả năng thụ thai và giữ thai của nữ giới. Theo các chuyên gia, người phụ nữ luôn bận rộn và phải làm việc hơn 32 giờ một tuần thì chắc chắn quãng thời gian chờ thụ thai lâu hơn so với những phụ nữ làm việc 16 đến 32 giờ một tuần.

Rèn luyện những thói quen tốt và hiệu quả sẽ giúp nam giới nữ giới có cuộc sống tích cực, vui tươi và trạng thái tâm lý cũng được cân bằng, ổn định hơn. Tình trạng tâm lý của mỗi người sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cơ thể và sức khỏe sinh sản.

Hút thuốc lá

Ai cũng biết khói thuốc lá chứa hơn 4000 hóa chất và liên quan đến một số biến chứng sức khỏe tiềm ẩn nhưng tỷ lệ người hút thuốc ở nước ta hiện nay vẫn khá cao.

Nhóm đàn ông hút thuốc trước hoặc trong thời gian cố gắng thụ thai có nguy cơ giảm khả năng sinh sản. Việc hút thuốc là thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nghiêm trọng, nó khiến đàn ông có xu hướng giảm tổng số tinh trùng, mật độ, khả năng vận động, hình thái bình thường, lượng tinh dịch và khả năng thụ tinh. Chức năng nội tiết cũng có thể bị ảnh hưởng do hút thuốc vì sự gia tăng nồng độ trong huyết thanh của cả FSH và LH và giảm testosterone.

Các chuyên gia đã nhận định rằng nhóm phụ nữ hút thuốc có tỷ lệ vô sinh cao hơn so với những người không hút thuốc. Sức khỏe sinh sản của họ cũng bị ảnh hưởng, cụ thể là giảm chức năng buồng trứng và giảm dự trữ buồng trứng dẫn đến sự thay đổi trong buồng trứng, ống tử cung và chức năng tử cung, cũng như sự gián đoạn nồng độ hormone có thể góp phần gây vô sinh.

Rượu

Đối với nam giới, uống nhiều rượu gây ra các tác dụng phụ tiêu cực như teo tinh hoàn, giảm ham muốn và giảm số lượng tinh trùng. Cũng có nghiên cứu đã chỉ ra rằng rượu còn tác động lớn đến cả hình thái tinh trùng và khả năng vận động của tinh trùng.

Cần chú ý thăm khám, tư vấn với bác sĩ

Lên lịch hẹn bác sĩ thường xuyên để kịp thời nhận diện khả năng sinh sản của mình. Thông thường nam giới có xu hướng e ngại khi tới thăm khám điều trị các bệnh lý về rối loạn chức năng tình dục hay sinh sản. Khi họ gặp các vấn đề về sức khỏe sinh sản chỉ 10,5% số nam giới trong đó chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ của đội ngũ y tế.

Đối với phụ nữ, lời khuyên của các bác sĩ là nên đi kiểm tra phụ khoa ít nhất 2 lần một năm với mục tiêu kiểm tra tình trạng sức khỏe và tầm soát các bệnh lý nếu có, từ đó chị em sẽ có cơ hội điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng nguy hiểm khi đã muộn màng.

Tóm lại, thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không. Điều quan trọng chính là hiểu những hành vi có lợi và bất lợi tới các chức năng sinh sản để kịp thời điều chỉnh, không để ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của bạn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Cơ sở 1:

Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Cơ sở 2:

Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2022

Xem thêm các bài viết

Stress ảnh hưởng như thế nào tới khả năng sinh sản

Một số lưu ý giúp tăng khả năng thụ thai ở nữ

Vô sinh ở nam giới: nguyên nhân và cách cải thiện