Theo dõi thai kỳ sau chuyển phôi

Thai kỳ sau chuyển phôi về cơ bản được theo dõi tương tự như thai kỳ bình thường. Việc theo dõi thai kỳ đúng cách sẽ giúp các mẹ bầu cán đích an toàn.

Thời điểm chuyển phôi là khi nào?

Quá trình chuyển phôi thường phụ thuộc vào chất lượng hay độ dày của niêm mạc để đưa ra thời điểm chuyển phôi phù hợp.

Vậy nên các bác sĩ sẽ dựa vào chu kỳ kinh bình thường và mức độ đáp ứng của niêm mạc tử cung với thuốc chuẩn bị để lựa chọn thời điểm phù hợp nhất để chuyển phôi.

Đối với những chị em có vòng kinh ổn định thì giai đoạn niêm mạc tử cung sẵn sàng đón nhận phôi thường ở mốc từ ngày 19-23 của kỳ kinh.

>>> Tìm hiểu thêm về Nên chuyển phôi số lượng bao nhiêu trong một chu kỳ IVF

Sau khi chuyển phôi bao lâu thì có thể kiểm tra kết quả?

Đối với nhóm chuyển phôi ngày 3 thì phôi sẽ tiếp tục quá trình phát triển lên phôi nang và có hiện tượng phôi thoát màng, bắt đầu quá trình làm tổ của phôi. Quá trình làm tổ của phôi ngày 3 sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-5 ngày sau khi chuyển phôi.

Đối với nhóm chuyển phôi ngày 5 thì quá trình làm tổ của phôi thì diễn ra ngay sau khi phôi được chuyển từ 1-3 ngày.

Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất để thực hiện xét nghiệm máu đo nồng độ hormone beta hCG (thường gọi tắt là đo beta) thì thường vào khoảng 14 ngày sau khi chuyển phôi.

Cách tính tuổi thai cho thai kỳ IVF

Với những trường hợp thực hiện thụ tinh nhân tạo thì tuổi thai hoàn toàn có thể được tính theo những cách ở trên. Tuy nhiên, do ngày chuyển phôi được bác sĩ chỉ định và điều chỉnh cá thể hóa sao cho phù hợp với từng bệnh nhân nên nếu sử dụng phương pháp tính ngày đầu kỳ kinh cuối có thể gây ra sai số trong một số trường hợp nhất định. Vì vậy, trong trường hợp chuyển phôi thì ta nên tính tuổi thai theo công thức:

Với phôi ngày 3: Tuổi thai được tính từ ngày chuyển phôi cộng với 2 tuần 3 ngày.

Với phôi ngày 5: Tuổi thai được tính từ ngày chuyển phôi cộng với 2 tuần 5 ngày.

Việc tính tuổi thai theo công thức này sẽ đánh giá chính xác được sự phát triển thai nhi.

>>> Tìm hiểu thêm về Tại sao tuổi thai lại tính theo ngày đầu kỳ kinh cuối?

Theo dõi thai kỳ sau chuyển phôi

Nhìn chung thai kỳ sau chuyển phôi được theo dõi tương tự như thai kỳ bình thường. Theo đó, các cột mốc quan trọng mà các mẹ bầu cần nắm rõ, bao gồm:

theo dõi thai kỳ sau chuyển phôi

  1. Khoảng 2-3 tuần chính là thời điểm chuyển phôi.
  2. Thử thai dương tính ở mốc 4 tuần tương đương với 2 tuần sau khi chuyển phôi.
  3. Mốc khám, siêu âm thai đầu tiên là 5 tuần tương đương sau chuyển phôi 3 tuần: xác định vị trí và số lượng phôi thai.
  4. 12 tuần đầu: thăm khám và siêu âm 1-2 tuần một lần, đánh giá chính xác tuổi thai và điều chỉnh phác đồ phù hợp.
  5. Mốc khám thai quan trọng 12 tuần: Thực hiện sàng lọc dị bội double test, phát hiện các dị tật lớn, sàng lọc tiền sản giật.
  6. Tuần 16-18: Thực hiện Triple test (nếu 12 tuần không thực hiện xét nghiệm double test).
  7. Mốc khám thai quan trọng 22 tuần: Siêu âm đánh giá các chỉ số, các dị tật bẩm sinh, đánh giá phần phụ.
  8. Tuần 24-28: Sàng lọc tiểu đường thai kỳ.
  9. Tuần 27-32: Điều trị dự phòng cho bệnh nhân Rh âm tính.
  10. Mốc khám thai quan trọng 32 tuần: Đánh giá bánh rau, sự hoàn thiện các hệ cơ quan, các chỉ số thai nhi.
  11. Từ tuần 36 trở đi: Kiểm tra monitor hàng tuần cho đến thời gian sinh.
  12. Tuần thứ 40: em bé được sinh ra.

>> Tìm hiểu về Sàng lọc trước sinh và những điều cần biết

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Cơ sở 1:

Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Cơ sở 2:

Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2022

Bài viết liên quan