Nhiễm trùng đường tiểu có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu (đường tiểu) là bệnh lý xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu. Bệnh có thể xảy ra với mọi đối tượng. Nhiễm trùng đường tiểu có nguy hiểm không? Là vấn đề được quan tâm.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu. Trong đó, bàng quang và niệu đạo thường bị nhiễm trùng nhất.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi người bất kể tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nữ giới có tỷ lệ bị bệnh cao hơn nam giới, vì họ có niệu đạo ngắn hơn nên dễ bị nhiễm trùng hơn.

Các loại nhiễm trùng đường tiết niệu

Tùy vào cơ quan bị nhiễm trùng, các triệu chứng khác nhau của bệnh sẽ xuất hiện:

Thận bị nhiễm trùng: Sốt, buồn nôn, nôn mửa, hay run rẩy hoặc đau lưng.

– Bàng quang bị nhiễm trùng: Bệnh nhân sẽ thấy đau tức (bụng dưới), thường xuyên đi tiểu nhưng tiểu buốt và ra máu.

– Niệu đạo bị nhiễm trùng: Sẽ xuất hiện dấu hiệu tiểu buốt và có dịch tiết ra từ niệu đạo.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu

1.Nam giới

Nhiễm trùng đường tiểu có nguy hiểm không?

Nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam là do nhiễm khuẩn, thường là do vi khuẩn Escherichia coli. Cũng có một số nguyên nhân là do vi khuẩn khác như: Klebsiella species, Proteus, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, nấm..

Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như:

– Do phì đại tuyến tiền liệt.

– Do bị bệnh sỏi thận.

– Do niệu đạo hẹp, không bình thường.

– Do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu gây ra.

– Do chấn thương dương vật như: cọ sát quần áo thô vào, hay tình dục mạnh, hoặc thủ dâm cũng có thể gây ra kích thích tạm thời của niệu đạo.

2. Nữ giới

Nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường tiết niệu là do nhiễm khuẩn, thường là do vi khuẩn Escherichia coli. Khuẩn E.coli khi ở trên da hoặc gần hậu môn có thể vào trong đường tiết niệu và di chuyển lên trên các bộ phận khác.

nhung-dieu-can-biet-ve-nhiem-trung-duong-tiet-nieu-o-nu-gioi-1

Ở nữ giới, cấu tạo đường niệu ở nữ giới ngắn và thẳng, lại gần hậu môn nên vi khuẩn E.Coli dễ dàng xâm nhập sang gây bệnh. Đây chính là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới.

Do các thói quen nhịn tiểu, uống ít nước, cũng là nguyên nhân khiến nữ giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Việc nhịn tiểu làm cho nước tiểu bị ngưng đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.Coli phát triển.

Do một số chất hóa học trong các sản phẩm như xà phòng tạo bọt, thuốc xịt vệ sinh phụ nữ… có thể gây dị ứng ở một số người. Tình trạng dị ứng này có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới.

Do nhiễm trùng niệu đạo (viêm niệu đạo): UTI có thể xảy ra khi vi khuẩn GI lây từ hậu môn đến niệu đạo. Ngoài ra, vì niệu đạo nữ gần âm đạo, các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh mụn rộp, bệnh lậu, chlamydia và mycoplasma có thể gây ra viêm niệu đạo.

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu

1.Nam giới

benh-nhiem-trung-duong-tiet-nieu-o-nam-gioi-2

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới thường đi kèm với các dấu hiệu sau:

– Đi tiểu thường xuyên, tiểu rắc

– Khi đi tiểu thường bị đau, buốt

– Đau bụng dưới, lưng, bụng dưới nóng rát.

– Viêm đường tiết niệu khi chuyển nặng lan lên thận gây viêm thận, có dấu hiệu như ớn lạnh, đau lưng, sốt, buồn nôn và nôn.

– Tiểu khó, tiểu rắt, bụng có cảm giác ậm ạch khó chịu.

– Nước tiểu chuyển màu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, khiến nhiễm trùng thận, tổn thương thận và giảm chức năng thận vĩnh viễn.

Biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới

benh-nhiem-trung-duong-tiet-nieu-o-nam-gioi-3

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới có thể gây tổn thương trong ống niệu đạo, để lại sẹo dẫn đến hẹp niệu đạo, khó khăn trong việc đi tiểu.

Viêm đường tiết niệu có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh khác. Các vi khuẩn trong niệu đạo sẽ dễ dàng xâm nhập tinh hoàn, bàng quang, ống dẫn tinh,… gây viêm nhiễm trên nhiều bộ phận.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khiến chức năng sinh dục suy giảm, người bệnh thấy đau đớn khi quan hệ và xuất tinh. Đồng thời, tinh dịch có máu. Nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng tới chức năng tình dục, tình trạng cương dương sẽ không được như ý muốn, suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng… Từ đó mà có thể gây vô sinh – hiếm muộn.

2. Nữ giới

Chị em phụ nữ có thể nhận biết bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới qua các dấu hiệu sau:

Triệu chứng điển hình của bệnh này là đi tiểu buốt, rát, khó tiểu, thậm chí tiểu ra máu.

– Tiểu gấp (mắc tiểu phải đi ngay không thể nhịn được).

– Cảm giác đau, căng thẳng ở vực bàng quang (trên hoặc gần vùng xương mu)

– Cảm giác mệt mỏi cả ngày: mệt, sốt nhẹ hay ớn lạnh…

– Đau ngay cả khi không đi tiểu.

– Khó chịu vùng hạ vị hay bụng dưới.

– Tiểu đêm, tiểu dầm

– Mặc dù rất mắc tiểu và cần đi tiểu nhưng chỉ ra được rất ít nước tiểu.

– Nước tiểu có thể ra đục hay ra hồng.

nhung-dieu-can-biet-ve-nhiem-trung-duong-tiet-nieu-o-nu-gioi-2

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới khi tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng hơn có thể lây sang thận sẽ kèm theo các triệu chứng sốt cao, buồn nôn. Nếu bạn sốt cao, bị ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi ban đêm, hãy tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Phòng tránh bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

1.Nam giới

Để phòng tránh bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam hiệu quả, nam giới nên lưu ý những điều sau:

Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 6- 8 cốc nước) giúp lọc đường tiết niệu và hỗ trợ điều trị.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Đi tiểu trước và sau khi quan hệ, quan hệ sử dụng các biện pháp an toàn để tránh lây lan các bệnh về đường tình dục. Nên sống chung thủy một vợ một chồng.

Không nên nhịn tiểu vì nhịn tiểu làm nước tiểu bị ứ đọng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Không sử dụng các loại đồ lót quá chật, không thoát mồ hôi và các dụng cụ thụt rửa.

benh-nhiem-trung-duong-tiet-nieu-o-nam-gioi-4

Bên cạnh đó nên bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sử dụng vitamin C để ngăn ngừa viêm bàng quang và hạn chế được vi khuẩn phát triển ở trong nước tiểu.

Bạn cũng nên bổ sung sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bàng quang, ruột. Trong sữa chua có chứa sinh vật Probiotics, đây là vi sinh vật có lợi hoặc nấm men. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vi sinh vật có lợi sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể và tiêu hóa, hỗ trợ thận trong việc xử lý các loại chất thải, cũng như làm giảm khả năng phát triển sỏi thận.

Nam việt quất là loại quả chứa proanthocyanidins ngăn chặn vi khuẩn E.Coli vượt qua các “bức tường” niệu đạo. Chúng cũng có đặc tính kháng sinh giúp chống nhiễm trùng.

Chỉ cần uống ½ ly nước ép nguyên chất nam việt quất mỗi ngày có thể phòng bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Do bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, bởi khi bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ xâm nhập rất nhanh vào bàng quang, gây nhiễm trùng nặng nề. Vì vậy, khi phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến các cơ sở Y tế để được khám và điều trị kịp thời.

2. Nữ giới

Để phòng tránh bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới chị em nên lưu ý những điều sau:

Chị em nên vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục.

Khi đi đại tiện chị em nên vệ sinh đúng cách từ trước ra sau, từ âm đạo đến hậu môn, để phòng tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo.

Vệ sinh đúng cách, đặc biệt ở phụ nữ vì đường tiểu và hậu môn gần nhau hơn ở nam nên tránh thụt rửa và xịt nước sâu vào âm đạo. Chị em nên tắm vòi hoa sen hay vì ngâm mình trong bồn tắm để tránh vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo.

Nếu bạn bị lây nhiễm và mắc nhiều lần viêm đường tiết niệu thì nên nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh sau khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như dùng biện pháp an toàn trong sinh hoạt để phòng tránh lây nhiễm.

Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 6- 8 cốc nước) giúp lọc đường tiết niệu và hỗ trợ điều trị.

nhung-dieu-can-biet-ve-nhiem-trung-duong-tiet-nieu-o-nu-gioi-3

Nhiễm trùng đường tiết niệu thông thường có thể trị khỏi hoàn toàn bằng kháng sinh. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới, chị em đi khám và được điều trị đúng cách, tránh xảy ra những biến chứng.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Cơ sở 1:

Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Cơ sở 2:

Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084

Fanpagehttps://www.facebook.com/ivfhongngoc2022

Bài viết liên quan