Suy buồng trứng sớm là bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị suy buồng trứng sớm triệt để mà chỉ có thể điều trị một số triệu chứng bệnh. Vậy nên ăn gì để phòng ngừa và điều trị suy buồng trứng sớm?
Suy buồng trứng sớm là gì?
Suy buồng trứng sớm là tình trạng ngừng hoạt động chức năng buồng trứng ở những phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước tuổi 40. Đồng thời, các chức năng sinh dục khác cũng bị ngừng lại do hocmone kích thích ham muốn không được sản sinh, các nội tiết tố bị rối loạn gây mất cân bằng cơ thể.
Suy buồng trứng sớm ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của người phụ nữ bởi vì nó dẫn đến tình trạng không hình thành hoặc rụng bất kì một quả trứng (noãn bào) nào. Do đó, phụ nữ bị suy buồng trứng sớm rất khó có thai.
Dấu hiệu suy buồng trứng
Dấu hiệu thường gặp nhất khi bị suy buồng trứng sớm là kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh. Một số trường hợp có những triệu chứng giống như mãn kinh tự nhiên, bao gồm cơn bốc nóng, vã mồ hôi về đêm, dễ kích động, âm đạo khô, rối loạn tiết niệu (tiểu nhiều lần, són tiểu),…
Khi bị suy buồng trứng, nồng độ hoormone giảm nên nguy cơ phụ nữ mắc các bệnh như loãng xương, suy tuyến giáp, bệnh tim, stress… rất cao. Nếu không phát hiện bệnh, khi xảy ra sự cố cần phẫu thuật, bệnh nhân dễ gặp tình trạng “khủng hoảng thượng thận”, có thể dẫn đến sốc và tử vong.
Yếu tố gây suy buồng trứng sớm
Suy buồng trứng tự phát
Đột ngột tắt kinh là nguyên nhân quan trọng của suy buồng trứng sớm, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có biểu hiện lâm sàng là kinh nguyệt ít dần, tắt kinh đồng thời xuất hiện triệu chứng của thời kỳ mãn kinh như: cáu gắt, bực bội, khô âm đạo,…
Rất nhiều người trẻ tuổi có kinh nguyệt không đều, thậm chí là tắc kinh trong thời gian dài mà không đi khám bác sĩ, chỉ khi lập gia đình mãi không có con mới phát hiện ra khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chức năng của buồng trứng bị suy giảm còn có thể xuất hiện những triệu chứng như: loãng xương, tai biến về tim mạch, rối loạn trao đổi và chuyển hóa chất béo.
Vô sinh
Tỷ lệ vô sinh nữ giới hiện nay đang có xu hướng tăng cao, nhiều chị em phải dùng đến phương pháp kích thích rụng trứng để tăng thêm cơ hội mang thai. Tuy nhiên, một khi những kích thích đó gây ra biến chứng thì lại rất có hại cho buồng trứng. Do đó, khi áp dụng cách làm này chị em phải hết sức thận trọng, lựa chọn những cơ sở uy tín, chất lượng và bác sĩ giàu kinh nghiệm để tư vấn và điều trị.
Yếu tố miễn dịch
Phần lớn các bệnh như viêm tuyến giáp tự miễn (do cơ thể tự sản sinh ra một loại kháng thể hủy hoại dần tuyến giáp của mình) có thể đi kèm với hiện tượng suy buồng trứng sớm. Do đó, nếu bạn gặp phải vấn đề về viêm tuyến giáp, cần lưu ý ngay đến nguy cơ này để có biện pháp chữa bệnh kịp thời.
Do phải điều trị bệnh
Những phụ nữ phải cắt một bên hoặc cả hai bên buồng trứng có thể khiến chức năng của buồng chứng bị rối loạn gây ra suy buồng trứng sớm trước độ tuổi 40. Vì vậy, chị em cần cố gắng tránh thực hiện những phẫu thuật có thể làm ảnh hưởng đến buồng trứng như nạo phá thai nhiều lần.
Giảm cân quá nhanh
Khi bạn giảm cân quá nhanh sẽ khiến lượng chất béo bị giảm đột ngột, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất hoóc môn estrogen trong cơ thể, vì chất béo là thành phần chủ yếu tạo nên estrogen. Lượng estrogen bị thiếu hụt sẽ làm rối loạn kinh nguyệt, nghiêm trọng còn gây tắt kinh, kìm hãm sự rụng trứng khiến chức năng của buồng trứng bị suy giảm sớm, và nếu không kịp thời chữa trị có thể gây vô sinh ở nữ giới. Suy buồng trứng sớm sẽ khiến tình trạng rối loạn kinh nguyệt trở nên trầm trọng hơn, tạo một vòng tuần hoàn ác tính ảnh hưởng đến sức khỏe và việc mang thai của ngưởi phụ nữ.
Thói quen ăn uống không khoa học
Những thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh như: ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng sẵn, hút thuốc lá, uống rượu bia,…cũng có thể gây suy buồng trứng sớm, vì chất ni-cô-tin có trong thuốc lá và nồng độ cồn trong rượu có thể làm rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, khiến khả năng thụ thai gặp nhiều khó khăn.
Bị áp lực tinh thần
Phụ nữ trong xã hội hiện đại cũng tham gia vào những cuộc cạnh tranh gay gắt trong môi trường làm việc khiến họ dễ rơi vào trạng thái stress, mệt mỏi, căng thẳng quá mức. Tình trạng này kéo dài có thể làm rối loạn chức năng thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến quá trình điều tiết nội tiết trong cơ thể, dẫn tới suy giảm chức năng buồng trứng sớm đồng thời làm giảm lượng hoóc-môn estrogen khiến cho thời kỳ mãn kinh ở nữ giới đến sớm hơn.
Suy buồng trứng sớm có điều trị được không?
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị suy buồng trứng sớm nào để khôi phục lại hoạt động bình thường của buồng trứng, cải thiện khả năng sinh sản mà chỉ có thể điều trị một số triệu chứng bệnh. Giải pháp thường dùng nhất là bổ sung oestrogen và nhiều hoóc môn khác mà buồng trứng không tạo ra được qua thuốc uống. Mặc dù không lấy lại khả năng sinh sản, phương pháp này sẽ đảm bảo hệ thống xương và tim mạch không bị ảnh hưởng do suy giảm estrogen.
Theo Hiệp hội Y khoa Sinh sản Hoa Kỳ, chỉ có 10% phụ nữ mắc suy buồng trứng có khả năng thụ thai. Tuy vậy, con số này chưa thật chính xác và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng sức khỏe.
Đối với những phụ nữ bị suy buồng trứng sớm nhưng tử cung vẫn bình thường mà muốn có thai, có thể làm thụ tinh ống nghiệm bằng cách lấy trứng của người khác hiến tặng cho thụ tinh với tinh trùng của chồng rồi đặt vào tử cung. Tỷ lệ thụ thai sẽ cao hơn.
Nên ăn gì để phòng ngừa và điều trị suy buồng trứng sớm
Bên cạnh việc bổ sung estrogen qua thuốc uống, chị em hãy chủ động bổ sung các thực phẩm sau vào chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện tình trạng suy buồng trứng sớm:
Hạt Maca: Bạn có thể ăn hạt Maca hoặc chế biến thành sữa Maca uống mỗi ngày. Maca là loại thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt cho hệ thống nội tiết, tuyến yên, tuyến thượng thận và tuyến giáp, giúp cân bằng hormone. Maca giúp hỗ trợ kiểm soát nồng độ estrogen trong cơ thể, giảm những tác hại mà căng thẳng, stress gây ra, tăng ham muốn tình dục, kích thích các nang trứng phát triển.
Sữa ong chúa: đã được chứng minh giúp cân bằng hormone nội tiết tố, có lợi cho những người bị mất cân bằng nội tiết tố. Nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản năm 2007 cho thấy, sữa ong chúa có xu hướng bắt chước estrogen của con người, có tác dụng tăng nồng độ etsrogen. Sữa ong chúa cũng rất giàu acid amin, chất béo, đường, protein, sắt, calci, vitamin D và E giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Uống rượu vang: Nghiên cứu mới đây của Cơ quan nghiên cứu sức khỏe phụ nữ Hà Lan, mỗi ngày uống 1 cốc rượu vang sẽ giúp sự phát triển của trứng có thể tăng lên 20%. Chất Polyphenol trong rượu vang đỏ có thể làm cho trứng khỏe mạnh.
Bổ sung nhiều sắt vào ngày “đèn đỏ”: Vào chu kỳ kinh, cơ thể có thể mất đi một lượng lớn nguyên tố sắt mà sắt lại bổ sung dinh dưỡng cho buồng trứng. Chị em nên ăn nhiều rau và những thực phẩm giàu sắt như nội tạng động vật để giúp buồng trứng khỏe hơn.
Các loại đậu, trứng và sữa: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều vitamin nhóm B, chất xơ và cả chất đạm, làm điều hòa lượng hormone trong cơ thể góp phần giữ cho buồng trứng khỏe mạnh.
Cá: rất giàu omega 3 có tác dụng cân bằng, nuôi dưỡng tế bào trong cơ thể. Đặc biệt, hàm lượng protein dồi dào trong cá giúp cải thiện chất lượng cũng như số lượng trứng. Bạn nên bổ sung từ 300-400 gram cá mỗi tuần vào thực đơn của cả gia đình.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Cơ sở 1:
Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014
Cơ sở 2:
Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2022
Xem thêm các bài viết khác:
Buồng trứng đa nang: các dấu hiệu và bí quyết tăng tỉ lệ thụ thai
Xoắn buồng trứng: Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản