13 câu hỏi kiểm chứng dấu hiệu vô sinh ở nữ giới

Hiện nay, tình trạng vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng. Nhiều trường hợp không hề có bất kỳ dấu hiệu nào, cụ thể là vẫn biểu hiện sức khỏe sinh sản hoàn toàn bình thường nhưng vẫn rơi vào tình trạng khó mang thai.

Dưới đây, IVF Hồng Ngọc sẽ chỉ ra 13 câu hỏi kiểm chứng dấu hiệu vô sinh nữ giới mà các chị em cần biết

1. Bạn có kinh nguyệt không đều?

Sự phát triển bình thường của cơ thể, vòng kinh ổn định, đều đặn là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe sinh sản nữ giới. Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt mà điển hình là kinh nguyệt không đều, vô kinh, chu kỳ kinh quá dài hoặc ngắn gây cản trở cho việc thụ thai, lau dần dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

Rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra ở phụ nữ trong từ độ tuổi sinh sản đến trung niên hoặc mãn kinh. 5 biểu hiện dễ nhận biết nhất bao gồm:

–  Chu kỳ kinh nguyệt không đều: là hiện tượng thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, nhanh hoặc chậm hơn thông thường (21 đến 35 ngày). Nếu vượt quá 7 ngày mới xuất hiện trở lại được coi là chậm kinh, nếu đến sớm hơn khoảng 7 ngày trở lên, thậm chí 1 tháng có 2 lần chính là kinh nguyệt đến sớm.

–  Vô kinh: Những trường hợp quá 18 tuổi mà vẫn chưa có kinh hoặc vốn có kinh nhưng do một yếu tố nào đó dẫn đến tắt kinh từ 3 chu kỳ trở lên. Vô kinh được chia thành 3 loại: vô kinh nguyên phát, thứ phát và sinh lý.

–  Đau bụng kinh nguyệt: Khi đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, không chỉ đối mặt với những triệu chứng thông thường như đau mỏi lưng, đau tuyến vú mà 1 số chị em còn phải chịu đựng những cơn đau bụng vùng dưới dữ dội.

Dấu hiệu vô sinh ở nữ giới
Kinh nguyệt không đều là một trong những dấu hiệu của vô sinh ở nữ giới

–  Lượng máu kinh nguyệt ít hoặc nhiều hơn bình thường: Lượng máu kinh tùy thuộc vào từng người, thường là 20-100 ml. Nếu lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít là hiện tượng không bình thường.

–  Màu sắc máu kinh bất thường: Thông thường màu máu kinh có màu đỏ thẫm, nhưng một số trường hợp bất thường máu kinh lại có màu đỏ tươi, hồng nhạt, đỏ tía hoặc chuyển sang màu đen.

2. Bạn thường xuyên bị chuột rút và ra máu rất nhiều vào ngày đèn đỏ?

Vào chu kỳ kinh nguyệt, khoảng 3-7 ngày ra máu được xem là bình thường. Tuy nhiên, nếu máu có dấu hiệu ra rất ít hoặc quá nhiều và khiến bạn mệt mỏi thì nên gặp bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng cần để ý đến các dấu hiệu khác như lượng máu ra hàng tháng khác nhau, màu sắc máu bất thường, thời gian ra máu kéo dài. Đây có thể là một trong những nguyên nhân gây rắc rối cho khả năng sinh sản của bạn.

3. Bạn thường có những thói quen không tốt trong thời kỳ “‘đèn đỏ”

Lười thay băng vệ sinh, không rửa tay khi thay băng, vệ sinh sai cách… là những thói quen dễ gây vô sinh nữ trong ngày đèn đỏ.

Lười thay băng vệ sinh

Môi trường ẩm ướt của âm đạo chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển, vì vậy nếu dùng băng vệ sinh quá lâu thì lượng vi khuẩn sẽ tăng theo cấp số nhân, làm gia tăng nguy cơ nhiễm nấm, nhiễm khuẩn vùng kín. Trường hợp những bạn gái sử dụng tampon trong ngày kinh nguyệt, nếu để lâu không thay sẽ dễ gây sốc, nguy hiểm tính mạng. Ở thể nhẹ hơn, vùng kín sẽ bị viêm nhiễm nặng khiến bạn gái có nguy cơ mắc vô sinh. Trên thế giới đã có nhiều trường hợp nữ sinh tử vong do để tampon trong người quá 24 giờ.

Lười thay băng vệ sinh sẽ gây ảnh hướng lớn đến vùng kín của phụ nữ

Do vậy, chỉ nên dùng băng vệ sinh trong khoảng 3 – 4 giờ là phải thay để tránh bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt, nên hạn chế sử dụng băng vệ sinh có mùi hương hóa chất, bởi nó dễ khiến vùng kín bị ngứa, dị ứng và viêm nhiễm.

Dùng băng vệ sinh “siêu thấm”

Bạn nên cẩn trọng khi sử dụng những loại băng vệ sinh được quảng cáo là thấm hút cực mạnh bởi chúng có thể hút cả những vi khuẩn có lợi và những chất có tác dụng giữ ẩm nằm sâu trong âm đạo, khiến âm đạo bị khô hơn.

Môi trường âm đạo khô sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Staphylocolus aureus phát triển và độc tố do loại vi khuẩn này có thể hấp thụ vào máu, gây nhiễm độc trong cơ thể.

Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Dùng vòi sen xả trực tiếp vào âm đạo hay dùng hóa chất trong dung dịch sát khuẩn dễ khiến cho niêm âm mạc bị khô, không tiết dịch, gây đau ở cổ tử cung. Thói quen không tốt này không giúp bạn diệt vi khuẩn mà vô tình đẩy chúng vào bên trong tử cung.

4. Những cơn đau bụng hay đến bất thường?

Trong thời gian kinh nguyệt, thông thường chị em sẽ có dấu hiệu đau bụng âm ỉ. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra trong ngày đầu tiên của chu kì. Nếu tình trạng đau kéo dài nhiều ngày, đặc biệt là đau vùng bụng dưới, thắt lưng thì nguyên nhân có thể là do các bệnh viêm vùng chậu, viêm buồng trứng, lạc nội mạc tử cung… Do vậy, nếu gặp phải triệu chứng trên thì chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe sinh sản của bạn đang có vấn đề.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa trong 5 năm gần đây đang có dấu hiệu gia tăng, trung bình mỗi năm tăng từ 15% – 27%. Trong đó, bệnh viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn, nấm chiếm tới 85% tổng số các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Không nên xem thường các cơn đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt

5. Dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu?

Dấu hiệu vô sinh ở nữ giới

Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, nếu khí hư tiết nhiều, mùi hôi khó chịu hoặc đổi màu thành xanh hoặc vàng thì chị em cần thăm khám ngay. Khí hư khác lạ có thể liên quan đến nhiều bệnh và cần xét nghiệm để có kết quả chính xác, từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả.

Huyết trắng bệnh lý (khí hư) có thể là hậu quả của sự mất cân bằng trong quần thể vi khuẩn bình thường trong môi trường âm đạo. Bệnh có biểu hiện là ra nhiều huyết trắng, có màu xám hay trắng sữa, không ngứa nhưng có mùi hôi, tanh đặc biệt là sau khi giao hợp, thời điểm rụng trứng và ngày có kinh nguyệt. Một số bệnh lý khiến khí hư có mùi và đổi màu bao gồm:

Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis: Bệnh có triệu chứng như huyết trắng loãng, vàng xanh, có bọt, mùi hôi, ngứa ngáy âm đạo. Cảm giác đau nóng ngứa, giao hợp đau, tiểu nóng. Bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục, xảy ra ở cả nam lẫn nữ.

Bệnh lậu: Biểu hiện bao gồm khí hư lẫn máu hay ra máu âm đạo, tiểu buốt, tiểu khó. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục.

Các bệnh liên quan đến khí hư trong thời gian dài sẽ gây nhiều phiền phức. Ngoài việc cảm thấy phần dưới luôn ẩm ướt, không thoải mái, mùi khó chịu người bệnh còn cảm thấy xấu hổ, không tự tin về bản thân. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu bệnh không được điều trị dứt điểm có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung hoặc vô sinh nữ.

Viêm âm đạo do nấm Candida albicans: Biểu hiện là huyết trắng lỏng như nước hay sánh như mủ, màu trắng đục, lợn cợn đóng mảng. Cảm giác ngứa rát bên trong hoặc xung quanh âm hộ, đau khi giao hợp hay đi tiểu.

6. Bạn đã ngoài 35 tuổi?

Nếu đã vượt qua tuổi 35, bạn phải đối diện với nguy cơ vô sinh khá cao. Theo nghiên cứu, cơ hội thụ thai thành công của phụ nữ ở tuổi 30 là khoảng 20%. Con số này giảm xuống còn 5% ở tuổi 40. Nếu bạn đã 35 tuổi và cố gắng thụ thai suốt 6 tháng nhưng vẫn chưa thành thì nên nhờ đến sự can thiệp của y học.

7. Bạn thiếu cân hay thừa cân?

Phụ nữ có trọng lượng không cân đối, thân hình quá mỏng hay quá dày cũng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, rất dễ dẫn đến tình trạng vô sinh. Khi đó, vấn đề sinh sản của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi chế độ tập thể dục khắc nghiệt hay việc ăn kiêng nghèo nàn. Hãy kiểm tra chỉ số BMI của mình để xác định liệu bạn có đang ở trong phạm vi an toàn hay không.

8. Bạn đã từng bị sảy thai liên tiếp nhiều lần?

Phụ nữ bị sảy thai quá nhiều cũng là trường hợp phải đối diện với chứng vô sinh ở nữ giới. Tình trạng này xảy ra bất cứ lúc nào và chiếm khoảng 10-20% tỷ lệ phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ không chẩn đoán nguyên nhân vô sinh từ sảy thai trừ khi bạn đã trải qua 3 lần bị sảy.

Dấu hiệu vô sinh nữ
Sảy thai nhiều lần cũng mang lại nguy cơ vô sinh cao

9. Bạn đã từng nạo phá thai không an toàn?

Chỉ một lần nạo hút thai, nguy cơ vô sinh của bạn sẽ tăng 5,2 lần và nếu nơi bạn tìm đến cậy nhờ “giải quyết” là cơ sở “chui” thì nguy cơ vô sinh sẽ cao gấp 3,7 lần. Chính vì vậy, các chuyên gia sản khoa khuyến cáo rằng “chỉ nên đi nạo phá thai trong trường hợp bất khả kháng như thai nhi có dị tật, có những bệnh hiểm nghèo hay tính mạng của sản phụ bị đe dọa” và nếu phải thực hiện thì nên đến các bệnh uy tín.

Những biến chứng do kỹ thuật nạo phá thai:

Biến chứng từ các dụng cụ y tế: Các dụng cụ y tế dùng để nạo phá thai nếu không được khử trùng sạch sẽ thì nguy cơ gây nhiễm trùng đường sinh dục cho chị em phụ nữ là rất cao bởi chúng là những vật dụng đưa trực tiếp vào âm đạo, âm hộ của người phụ nữ. Biến chứng từ  dụng cụ y tế bao gồm: viêm nội mạc tử cung, viêm dính tử cung hoặc nhiễm khuẩn gây tắc vòi trứng, ống dẫn trứng… làm tăng nguy cơ vô sinh nữ.

Biến chứng do thủ thuật nạo phá thai không đúng cách và quy trình: Nếu chị em nạo phá thai chui tại cơ sở y tế không an toàn, do bác sĩ có tay nghề kém thực hiện, quy trình không tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn thì có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như rách hoặc thủng cổ tử cung. Trường hợp này nếu không được sớm phát hiện có thể dẫn tới chảy máu dữ dội, gây viêm nhiễm phụ khoa đồng thời gây vô sinh cho chị em.

Biến chứng do thuốc dùng gây mê: Nhiều trường hợp do tuổi thai đã lớn và kích thước thai to nên bác sĩ sẽ phải dùng đến thuốc gây mê. Nếu gây mê quá mức sẽ khiến bệnh nhân phản ứng thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh, gây sốc thậm chí tử vong ngay lập tức.

– Một trong những biến chứng thường gặp nữa ở những ca nạo hút thai là  sót nhau hoặc sót một phần thai gây đau đớn, chảy máu… nếu không được can thiệp kịp thời cũng có thể gây vô sinh.

Ngoài ra, còn có các biến chứng từ tâm lý hay nội tiết sẽ xảy ra sau khi nạo phá thai cũng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

10. Bạn đang mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, tuyến giáp hay tăng huyết áp?

Những người mắc các bệnh mãn tính thường phải trải qua các phương pháp điều trị ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trong đó, một số loại thuốc như Insulin chống trầm cảm, kích thích tố tuyến giáp dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều. Trong đó, việc sản xuất tinh trùng và khả năng thụ tinh bị ảnh hưởng lớn.

11. Bạn đã từng điều trị ung thư trong quá khứ?

Một số phương pháp điều trị ung thư có thể gây rắc rối cho bạn về khả năng sinh sản. Vì thế, nếu bạn hoặc chồng đã hoặc đang trải qua quá trình điều trị ung thư, đặc biệt là xạ trị ở gần cơ quan sinh sản thì khả năng vô sinh là rất cao.

12. Bạn có tiền sử mắc các bệnh lây qua đường tình dục?

Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STDs) nằm trong top đầu những nguyên nhân gây ra vô sinh. Do đó, nếu bạn đã từng bị mắc một trong số các loại bệnh STDs thì sẽ có nguy cơ cao bị vô sinh.

13. Bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại?

Theo nghiên cứu của Tạp chí Environmental Health Perspectives cho biết tiếp xúc thường xuyên với các chất gây ô nhiễm, thuốc trừ sâu và các hợp chất độc hại trong công nghiệp có thể làm giảm 29% khả năng thụ thai của một cặp vợ chồng.

Nếu bạn không may mắc phải 1 trong 13 nguyên nhân trên thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn cần thiết từ các bác sĩ chuyên khoa.

Liên hệ Fanpage IVF Hồng Ngọc để nhận tư vấn chi tiết từ các bác sĩ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Cơ sở 1:

Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Cơ sở 2:

Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2022

Xem thêm các bài viết khác:

Cảnh giác những dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì

Những yếu tố gây vô sinh hiện nay

Khi nào nên khám vô sinh hiếm muộn? Nguyên nhân và cách thức điều trị

Bài viết liên quan