Tinh hoàn ẩn và nguy cơ vô sinh có thể xảy ra

Tinh hoàn ẩn là một dị tật thường xảy ra ở trẻ nhỏ ngay từ khi mới sinh ra. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm và điều trị ngay lập tức thì khi trưởng thành nam giới có thể đối mặt với nguy cơ vô sinh và ung thư tinh hoàn.

Thế nào là tinh hoàn ẩn?

Tinh hoàn được treo trong túi da hay còn gọi là bìu bên dưới dương vật. Tinh hoàn là nơi tinh trùng và hormone sinh dục nam Testosterone được sản xuất ra. Da bìu giữ cho tinh hoàn ở trạng thái mát hơn cơ thể vì tinh trùng không thể phát triển ở nhiệt độ bình thường của con người.

Khi mang thai, tinh hoàn hình thành trong bụng và dần dần thả qua ống bẹn vào bìu trong khoảng tháng thứ 8 của thai kỳ.

Tuy nhiên, tình trạng tinh hoàn ẩn xảy ra khi một hoặc cả hai tinh hoàn không xuống bìu hoặc chỉ xuống 1 phần hay nằm ngay ở bụng trong khi thai nhi đang trong giai đoạn phát triển. Theo báo cáo của Hội Tiết niệu Hoa Kỳ thì tỷ lệ tinh hoàn ẩn chiếm từ 3-4% ở trẻ nam sinh đủ tháng, 21% đối với trẻ sinh non. Thường tình trạng này chỉ xảy ra ở một bên tinh hoàn nhưng có khoảng 10% bị ở cả hai tinh hoàn.

Trong một vài trường hợp thì tinh hoàn ẩn có thể tự “điều chỉnh” đi xuống bìu chỉ vài tháng sau khi sinh nhưng cũng có trường hợp phải nhờ sự can thiệp của phẫu thuật.

Tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn hay tinh hoàn lạc chỗ là tình trạng thường xảy ra ở nam giới

Triệu chứng nhận biết tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn phân thành hai dạng là tinh hoàn ẩn sờ thấy và tinh hoàn ẩn không sờ thấy. Khoảng 80 phần trăm tinh hoàn không thể sờ thấy được.

Thông thường có thể phát hiện khi quan sát thấy túi bìu không cân đối: một bên sẽ bình thường còn một bên sẽ nhỏ hoặc xẹp lép, nếu trường hợp ẩn một bên. Trong trường hợp ẩn cả bên thì sẽ thấy túi bìu đều nhỏ và xẹp.

Ngoài ra khi sờ vào bìu sẽ không thấy đủ cả hai tinh hoàn hoặc có thể nắn thấy tinh hoàn ở ống bẹn. Hoặc có trường hợp tinh hoàn lúc ở bìu lúc lại co lên ống bẹn, dùng tay khám có thể đẩy tinh hoàn xuống bìu nhưng khi bỏ tay lại bị kéo lên trên.

Tinh hoàn ẩn chính là hiện tượng tinh hoàn không di chuyển về bìu mà ở lại một vài vị trí như:

  • Bụng: vị trí phổ biến nhất.
  • Bẹn: Tinh hoàn đã di chuyển vào ống bẹn nhưng lại mắc lại không xuống bìu.
  • Có một số trường hợp tinh hoàn quá nhỏ hoặc không hình thành.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng tinh hoàn ẩn

Các chuyên gia tin rằng hầu hết các trường hợp tinh hoàn ẩn xảy ra khi sự kết hợp của di truyền, sức khỏe của mẹ và một số yếu tố môi trường làm rối loạn nội tiết tố, gây ra những thay đổi về thể chất và làm gián đoạn hoạt động thần kinh liên quan đến sự phát triển của tinh hoàn. Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân trực tiếp gây nên hiện tượng tinh hoàn ẩn như:

  • Rối loạn trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục: suy tuyến yên làm thiếu Gonadotropin gây tinh hoàn ẩn và chứng dương vật nhỏ lại.
  • Sai lệch tổng hợp Testosterone khiến cho tinh hoàn không phát triển bình thường.
  • Hội chứng giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể Androgen.
  • Estrogen cũng có tác dụng ngăn cản sự đi xuống của tinh hoàn.
  • Phát triển bất thường của dây thần chằng tinh hoàn bìu, làm cho tinh hoàn bị treo lại không xuống được bìu.
  • Các yếu tố cơ học gây cản trở sự di chuyển của tinh hoàn như cuống mạch của tinh hoàn ngắn, xơ hóa vùng ống bẹn…

Ngoài ra, một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng tinh hoàn ẩn:

  • Sinh non là một trong những nguy cơ cao nhất khiến trẻ bị tinh hoàn ẩn. Lý giải cho vấn đề này có thể hiểu rằng tinh hoàn hình thành trong bụng và dần dần thả qua ống bẹn vào bìu trong khoảng tháng thứ 8 của thai kỳ, vậy nên nếu đứa trẻ sinh non sẽ làm tinh hoàn không kịp di chuyển xuống.
  • Trọng lượng của đứa trẻ khi sinh ra, nếu có bé thì có thể làm tăng gấp đôi hoặc ba nguy cơ mắc phải triệu chứng này.
  • Hội chứng Down hoặc các tình trạng khác làm chậm phát triển của thai nhi.
  • Yếu tố di truyền nếu tiểu sử gia đình có người gặp phải những vấn đề phát triển liên quan đến bộ phận sinh dục.
  • Hút thuốc khi mang thai cũng gia tăng nguy cơ khiến tinh hoàn ẩn.
Tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn là tinh hoàn không di chuyển về bìu

Chẩn đoán tinh hoàn ẩn

Để chẩn đoán tinh hoàn ẩn và thuộc dạng không nhìn thấy được thì các bác sĩ có thể siêu âm vùng bụng để hiển thị chính xác vị trí của tinh hoàn đó.

Ngoài ra, có một số xét nghiệm mà các bác sĩ có thể yêu cầu như:

  • – Chụp MRI với chất tương phản: Bác sĩ tiêm chất này vào máu để đưa ra một hình ảnh rõ ràng hơn về việc tinh hoàn nằm trong háng hay bụng.
  • – Xét nghiệm máu và nước tiểu để đo nồng độ hormone
  • – Xét nghiệm nhiễm sắc thể: nên được tiến hành một cách hệ thống để phát hiện các trường hợp giới tính không xác định.

Nguy cơ vô sinh từ tinh hoàn ẩn

Đối với nam giới có tinh hoàn ẩn thì đường kính của ống sinh tinh thường nhỏ hơn và mức độ xơ hóa tinh hóa cũng ở mức cao hơn. Ngoài ra, sự thay đổi về mô học của tinh hoàn ẩn có thể ảnh hưởng đến chất lượng hay số lượng tinh trùng, dẫn đến nguy cơ vô sinh cao.

Mặc dù chỉ với một bên tinh hoàn thì nam giới vẫn có khả năng sinh con nhưng rủi ro từ nguy cơ ung thư tinh hoàn hay nhiều nguy cơ khác vẫn tồn tại.

Trong trường hợp nam giới bị ẩn cả hai bên tinh hoàn thì nguy cơ vô sinh sẽ càng cao hơn. Vì thông qua các kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ sẽ không phát hiện tinh trùng.

Hơn thế nữa, đối với nam giới bị chứng tinh hoàn ẩn thì thể trạng thường yếu đuối hơn bình thường và thậm chí có người còn không thể quan hệ tình dục do thiếu hụt nội tiết tố.

Biến chứng nguy hiểm khác từ tinh hoàn ẩn

Nguy cơ ung thư tinh hoàn:

Nếu tinh hoàn ẩn trong bụng quá lâu và không phẫu thuật kịp thời thì sẽ phát triển thành u ác tính.

Hoại tử tinh hoàn:

Trường hợp da bìu bị đỏ sẫm hoặc mất nếp nhăn nếu không mổ cấp cứu ngay lập tức thì tinh hoàn sẽ bị hoại tử

Xoắn tinh hoàn:

Đây là trường hợp khi dây chuyền mang tinh dịch đến dương vật bị xoắn lên. Nó sẽ gây ra cảm giác đau đớn và có thể cắt đứt lưu lượng máu đến tinh hoàn.

Nguy cơ vô sinh thường gặp ở các trường hợp tinh hoàn ẩn
Nguy cơ vô sinh thường gặp ở các trường hợp tinh hoàn ẩn

Điều trị tinh hoàn ẩn 

Trong một số trường hợp, tinh hoàn sẽ tự di chuyển xuống bìu trong vòng 3 tháng đầu khi trẻ được sinh ra. Nhưng sang tháng thứ 6, nếu tinh hoàn không nằm trong bìu thì trẻ cần được điều trị ngay.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay. Độ tuổi thích hợp nhất để thực hiện là khoảng 6-12 tháng vì có nhiều bằng chứng cho thấy tế bào sinh tinh không bị tổn thương ở giai đoạn này. Điều trị sớm có thể khả năng sinh sản sau này của nam giới được đảm bảo.

Ngoài ra, bệnh nhân bị tinh hoàn ẩn có thể được điều trị bằng các loại thuốc nội tiết. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.

Đối với nam giới trưởng thành, cần phải tiến hành phẫu thuật hạ tinh hoàn kết hợp với cân bằng nội tiết nếu tinh hoàn chưa bị ung thư. Ngược lại, nếu bị ung thư thì cần cắt bỏ và điều trị chống ung thư hỗ trợ.

Tinh hoàn ẩn thường có những dấu hiệu nhận biết ngay từ khi trẻ còn nhỏ, vậy nên cha mẹ cần theo dõi cẩn thận, nếu phát hiện bất thường cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để điều trị. Việc điều trị muộn sẽ khiến chức năng sinh sản sau này bị ảnh hưởng và dẫn đến nguy cơ vô sinh cao.

Bài viết tham khảo thêm từ các nguồn:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/184604.php#complications

https://www.urologyhealth.org/urologic-conditions/cryptorchidism

https://www.webmd.com/parenting/baby/what-is-an-undescended-testicle#2

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Cơ sở 1:

Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Cơ sở 2:

Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2022

Xem thêm các bài viết khác:

Tinh hoàn không đều là dấu hiệu của bệnh gì?

Xệ tinh hoàn là gì và các hướng điều trị

Viêm mào tinh hoàn ở nam giới

Bài viết liên quan