Nên chuyển bao nhiêu phôi trong một lần thụ tinh ống nghiệm (IVF)?

Trong một chu kỳ thụ tinh ống nghiệm (IVF), tại một số đơn vị, không phải bệnh nhân  nào cũng sẽ được tư vấn đầy đủ về số lượng phôi nên chuyển cũng như rủi ro khi chuyển nhiều phôi. Chính vì vậy, việc tự trang bị kiến thức về số lượng phôi nên chuyển mỗi lần là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi bệnh nhân IVF.

Tại sao nên cân nhắc về số lượng phôi chuyển?

Khi tư vấn, các chuyên gia thường nhận thấy rằng bệnh nhân có xu hướng muốn chuyển nhiều phôi trong một lần thực hiện thụ tinh ống nghiệm. Vấn đề này xảy ra thường bởi hai yếu tố là tâm lý và chi phí.

Tâm lý: Bệnh nhân tìm đến thụ tinh ống nghiệm IVF đa phần là đã mong con trong thời gian dài, mong muốn con cái cộng với sức ép từ gia đình, xã hội khiến họ muốn rút ngắn thời gian có con. Hoặc sau một lần chuyển phôi thất bại, tâm lý bệnh nhân bị đè nặng nên thường yêu cầu chuyển nhiều phôi hơn ở chu kỳ chuyển phôi tiếp theo.

nen-chuyen-bao-nhieu-phoi-trong-,ot-lan-thu-tinh-ong-nghiem-ivf-1
Với nhiều bệnh nhân không dư giả về kinh tế thì chuyển phôi một lần sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc chuyển phôi nhiều lần

Chi phí: Trên thực tế, không phải tất cả bệnh nhân sử dụng thụ tinh ống nghiệm IVF đều dư dả về tài chính. Việc chuyển phôi một lần có vẻ như sẽ mang lại hiệu quả về kinh tế hơn so với việc chuyển phôi nhiều lần.

Tuy nhiên, khi chuyển nhiều phôi, tỉ lệ rủi ro cho cả mẹ và bé tăng lên đáng kể. Theo một nghiên cứu năm 2013 so sánh về các rủi ro giữa một bà mẹ 2 lần mang thai đơn với một bà mẹ mang thai đôi cho thấy cặp song sinh có khả năng sinh non cao gấp 12 lần so với đơn thai, thấp hơn 16 lần về cân nặng và cao hơn 5 lần về biến chứng hô hấp hoặc vàng da. Chi phí từ lúc mang thai đến khi trẻ 6 tháng tuổi của mang thai đôi và 2 lần mang thai đơn là tương đối bằng nhau, tuy nhiên nếu tổng chi phí cho một ca sinh đôi phải trả sau này có thể cao hơn bởi có thể có nhiều rủi ro hơn về bệnh tật cho trẻ.

Số lượng phôi chuyển thế nào là hợp lý trong một lần chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm IVF?

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM – American Society for Reproductive Medicine ) số lượng phôi chuyển nên được khuyến cáo dựa vào tiên lượng bệnh nhân. Bệnh nhân tiên lượng tốt sẽ có một trong các đặc điểm sau:

– Tuổi người mẹ trẻ

– Có phôi với chất lượng tốt đang được lưu trữ.

– Có thai sinh sống ở chu kỳ thụ tinh ống nghiệm IVF trước đó

– Phôi nguyên bội (Phôi bình thường về số lượng nhiễm sắc thể)

chuyển bao nhiều phôi một lần thụ tinh ống nghiệm
 Số lượng phôi chuyển trong một chu kỳ IVF cần dựa vào tiên lượng bệnh nhân

Với nhóm bệnh nhân tiên lượng tốt, ASRM đưa ra một số khuyến cáo như sau:

-Với bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, phôi nguyên bội là tiên lượng thuận lợi nhất và chỉ nên chuyển một phôi.

– Bệnh nhân dưới 35 tuổi chỉ nên khuyến khích chuyển một phôi đơn,bất kể vào giai đoạn phát triển nào của phôi (phôi ngày 3 hoặc phôi ngày 5).

– Với bệnh nhân 35 đến 37 tuổi, nên xem xét đến việc chuyển phôi đơn nếu tiên lượng tốt.

– Bệnh nhân từ 38 – 40 tuổi, không nên chuyển nhiều hơn 3 phôi ngày 3 hoặc 2 phôi ngày 5. Trong trường hợp có thực hiện xét nghiệm di truyền phôi, chỉ nên chuyển một phôi nguyên bội.

– Với bệnh nhân 41 – 42 tuổi, không nên chuyển hơn 4 phôi ngày 3 hoặc 3 phôi ngày 5. Trong trường hợp có thực hiện xét nghiệm di truyền tiền làm tổ, chỉ nên khuyến khích chuyển một phôi nguyên bội

thụ tinh ống nghiệm
Trường hợp bệnh nhân tiên lượng không thuận lợi có thể được chuyển nhiều hơn 1 phôi so với nhóm bệnh nhân tiên lượng tốt

Trong những trường hợp tiên lượng không thuận lợi, bệnh nhân có thể được chuyển nhiều hơn 1 phôi so với nhóm bệnh nhân tiên lượng tốt. Tuy nhiên, bệnh nhân phải được tư vấn kĩ về vấn đề đa thai với bác sĩ lâm sàng.

Trong chu kỳ thụ tinh ống nghiệm IVF hiến trứng, tuổi của người hiến là đặc điểm mang tính quyết định để tiên lượng số lượng phôi chuyển cho người nhận

Trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh, yếu tố tiên lượng dựa vào tuổi của người phụ nữ tại thời điểm đông phôi. Các yếu tố tiên lượng bao gồm: tuổi người phụ nữ, chất lượng phôi, phôi nguyên bội, chu kỳ chuyển phôi tươi đầu tiên, có tỉ lệ thai sinh sống ở chu kỳ chuyển phôi trước đó. Phôi được chuyển với số lượng phôi được đề xuất tương tự như chu kỳ chuyển phôi tươi theo lứa tuổi.

Ngoài ra, nhiều y văn gần đây khuyến khích chuyển phôi đơn có chọn lọc – nghĩa là chuyển các phôi đơn sau khi đã thực hiện các phương pháp hỗ trợ chọn lọc phôi bằng các phương pháp như: Time-lapse, sàng lọc di truyền tiền làm tổ… với mục đích duy trì khả năng có thai và hạn chế nguy cơ đa thai.

Vì thế, trong một chu kỳ chuyển phôi, bệnh nhân nên nhận được sự tư vấn đầy đủ từ các chuyên gia trước khi quyết định về số lượng phôi chuyển. Để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này, bạn có thể liên hệ tới đội ngũ chuyên gia tại IVF Hồng Ngọc.     


Xem thêm các bài viết về kiến thức IVF – Thụ tinh trong ống nghiệm tại: https://ivfhongngoc.com/vi/ivf/

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Cơ sở 1:

Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Cơ sở 2:

Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084

Fanpagehttps://www.facebook.com/ivfhongngoc2022

Bài viết liên quan