Nhiều nguyên nhân khiến chị em phụ nữ bắt buộc phải cắt bỏ buồng trứng. Đây là thủ thuật không mong muốn bởi những hệ lụy phía sau có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Cụ thể, nhiều người quan tâm liệu sau khi cắt buồng trứng có kinh nguyệt bình thường hay không?
Buồng trứng là gì?
Buồng trứng nằm ở hai bên tử cung dựa vào thành chậu hông bé và được giữ tại chỗ bởi dây chằng gắn vào tử cung. Vị trí của buồng trứng sẽ thay đổi tùy thuộc vào số lần sinh con của phụ nữ.
Đối với phụ nữ chưa trải qua sinh nở thì buồng trứng ở tư thế đứng, trục dọc nằm thẳng đứng.
Buồng trứng là tuyến sinh sản tạo ra các hormone để kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và thúc đẩy sức khỏe của xương và tim. Buồng trứng cũng chứa và giúp phát triển trứng có thể dẫn đến quá trình thụ thai.
Buồng trứng bắt đầu phát triển khi phôi thai khoảng 8 tuần tuổi và trong thời kỳ mang thai, chúng trải qua một số thay đổi để chuẩn bị cho vai trò sinh sản khi phụ nữ đến độ tuổi sinh nở.
Ngay từ khi sinh ra thì bé gái đã có hai buồng trứng, mỗi buồng có đường kính 1 cm và nặng từ 250 đến 350 mg. Ở tuổi dậy thì, kết quả của sự thay đổi nội tiết tố phức tạp chính là lần rụng trứng diễn ra lần đầu tiên. Buồng trứng sẽ tăng dần về kích thước trong giai đoạn trứng nước và trọng lượng của chúng sẽ tăng gấp 10 lần. Khi trưởng thành, buồng trứng đạt kích thước trung bình 3,5 x 2 x 1 cm, tương đương với thể tích từ 3 đến 6 ml.
Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng là gì?
Cắt bỏ buồng trứng là phẫu thuật để loại bỏ một hoặc cả hai buồng trứng của người phụ nữ.
Thường có hai cách mà bác sĩ phẫu thuật có thể tiến thủ thuật cắt bỏ buồng trứng là phẫu thuật mở ổ bụng và phẫu thuật nội soi. Mỗi thủ thuật đều mang rủi ro và thời gian phục hồi riêng.
Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng thường được chỉ định cho những người có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng, áp xe buồng trứng…
Những biến chứng sau khi phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng?
Cơ thể của người phụ nữ sẽ trải qua những thay đổi khác nhau tùy thuộc vào loại phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng đã thực hiện. Buồng trứng sản xuất estrogen và progesterone, giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Vậy nên sau khi tiến hành thủ thuật cắt bỏ buồng trứng, người phụ nữ sẽ phải đối diện với những thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể.
Vì thế trước khi phẫu thuật, hãy nói chuyện với bác sĩ về cách chuẩn bị cho những thay đổi nội tiết tố có thể gặp phải sau khi tiến hành thủ thuật.
Cắt buồng trứng có kinh nguyệt bình thường hay không?
Nó phụ thuộc vào loại phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng người phụ nữ đã thực hiện. Nếu một buồng trứng đã bị cắt bỏ và buồng trứng kia vẫn hoạt động tốt, thì bạn vẫn có kinh nguyệt từ buồng trứng đang hoạt động.
Còn trường hợp đã cắt bỏ cả 2 ống dẫn trứng và buồng trứng rất tiếc thời kỳ mãn kinh sẽ đến ngay lập tức.
Ngoài việc không còn kinh nguyệt, mãn kinh có thể gây ra các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồi hôi về đêm, khô âm đạo và loãng xương…
Việc cắt bỏ buồng trứng ảnh hưởng như thế nào đến cơ hội mang thai?
Cắt bỏ một bên buồng trứng sẽ không làm thay đổi cơ hội mang thai của người phụ nữ, trong trường hợp buồng trứng và ống dẫn trứng còn lại hoạt động bình thường.
Cắt bỏ cả hai buồng trứng sẽ đồng nghĩa với việc người phụ nữ không thể mang thai tự nhiên và bắt buộc phải nhờ tới phương pháp hỗ trợ sinh sản thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Vậy nên trước khi tiến hành thủ thuật, hãy đến nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để làm thủ thuật trữ đông trứng phòng ngừa trường hợp người phụ nữ muốn sử dụng trong tương lai.
Trong trường hợp người phụ nữ chưa kịp đông lạnh trước khi làm phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng thì bắt buộc phải sử dụng trứng hiến tặng nếu muốn có con.
Xem thêm các bài viết chuyên môn tại: https://ivfhongngoc.com/kien-thuc-vi
>>> ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Cơ sở 1:
Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014
Cơ sở 2:
Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2022
Xem thêm bài viết:
Chế độ ăn uống, tập luyện cho bệnh nhân buồng trứng đa nang