Chế độ sinh hoạt trước và sau chuyển phôi

Chuyển phôi chính là giai đoạn quan trọng, quyết định sự thành công của một quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Các bác sĩ sẽ dùng ống thông để đưa phôi đến vị trí chính xác trong tử cung, lúc này sự phát triển của phôi sẽ phụ thuộc trực tiếp vào cơ thể người mẹ. Tuân thủ theo chế độ sinh hoạt hợp lý được bác sĩ chỉ định chính là cách để tăng tỷ lệ thành công của IVF.

chuyen-phoi

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm

Chế độ sinh hoạt trước chuyển phôi

Tuân thủ phác đồ điều trị 

Một trong những yếu tố quyết định cho khả năng thành công của chuyển phôi chính là sự chuẩn bị niêm mạc tử cung để tạo môi trường thuận lợi cho phôi làm tổ. Việc này đòi hỏi sự bổ sung các loại thuốc nội tiết ngoại sinh như estrogen hay progesterone. Thuốc có thể được sử dụng theo đường uống, đường tiêm hay đặt âm đạo tùy theo chỉ định của bác sĩ đối với từng đối tượng cụ thể.

Trong khoảng thời gian trước chuyển phôi các mom nên lưu ý uống thuốc, đặt thuốc theo đơn một cách đều đặn, đúng giờ. Trường hợp phải tiêm thì nên đến các cơ sở y tế để được thực hiện thuốc một cách an toàn.

Các loại thực phẩm nên bổ sung

Ngoài chế độ ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì các mom cũng nên bổ sung thêm những thực phẩm tốt cho niêm mạc có thể góp phần nào đó cho sự thành công của việc chuyển phôi.

– Sữa đậu nành với hàm lượng estrogen tự nhiên cao, rất tốt cho niêm mạc.

– Sầu riêng với thành phần có chứa estrogen tự nhiên, axit folic và sắt tốt cho việc thụ thai, hạn chế nguy cơ thiếu máu và làm dày niêm mạc tử cung.

– Quả bơ rất giàu chất kiềm giúp điều hòa nột tiết, ngoài ra còn chứa các chất béo không bão hòa, omega 3… đều tạo thuận lợi cho quá trình thụ thai

– Bổ sung thêm các loại rau lá xanh đậm như: súp lơ, rau chân vịt, cải và các loại đậu đỗ nhằm tránh táo bón đồng thời bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ

Chú ý: Tránh một số loại thực phẩm có khả năng gây sảy thai như: rau răm, nhãn, đu đủ, mực…

Một số thực phẩm nên hạn chế

– Thịt đỏ

– Các loại thức ăn có chứa nhiều chất phụ gia, các chất bảo quản và các loại hóa chất như đường hóa học.

– Đường và thực phẩm chứa nhiều đường.

– Thực phẩm chế biến sẵn

– Thực phẩm và đồ uống chứa cafein như là cà phê, socola và các loại nước ngọt, đồ uống có chứa cồn.

– Tránh một số loại thực phẩm có khả năng gây sảy thai như: rau răm, nhãn, đu đủ, mực…

Uống nhiều nước

Nước không chỉ giúp hấp thu mà còn giúp vận chuyển các chất cần thiết cho cơ thể cũng như cơ quan sinh sản. Ngoài ra, nước còn giúp cơ thể giải độc tố và cân bằng hormon. Các mom nên uống đủ nước trong ngày, ít nhất 1,5l/ ngày để đảm bảo một sức khỏe tốt.

Trước khi chuyển phôi, nên uống nhiều nước lọc, sữa đậu nành hay các loại nước ép không đường như: dưa hấu, cà rốt, nước cam, bưởi… để bổ sung vitamin và ngăn ngừa táo bón.

Tập thể dục, vận động

Nếu buồng tử cung không nhận được đủ lượng máu thì sẽ không thể tạo ra một lớp niêm mạc đủ dày mỗi tháng. Vận động, đặc biệt là vận động chân, hông, bụng và lưng giúp giữ cho động mạch máu nuôi buồng tử cung mở, tăng cường máu lưu thông đến cơ quan sinh sản. Bên cạnh đó, vận động còn giúp tinh thần thư giãn, giảm stress.

Giữ tinh thần và tâm lý lạc quan ổn định

Trong suốt quá trình làm IVF, nhất là thời gian trước khi chuyển phôi nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Chị em nên tránh xem phim đọc sách mang tính chất bạo lực, kích động mạnh dễ ảnh hưởng đến tâm lý. Gia đình người thân cũng tránh những tác động khiến tâm lý căng thẳng, ức chế cho người phụ nữ vì rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều đến nội tiết và đến phôi thai.

Sinh hoạt điều độ

Với những cặp vợ chồng hiếm muộn không thể nghỉ ngơi suốt quá trình IVF thì nên cân nhắc sinh hoạt điều độ, ngủ nghỉ đúng giờ, chị em tránh thức khuya. Lưu ý là trước khi chuyển phôi 24 tiếng, vợ chồng không nên quan hệ vì quan hệ lúc này có thể ảnh hưởng đến kết quả chuyển phôi.

Chế độ sinh hoạt sau chuyển phôi

chuyen-phoi-1

Nghỉ ngơi điều độ và giữ tinh thần thoải mái chính là phương thức đảm bảo việc chuyển phôi sẽ đạt kết quả tốt

Sau khi được chuyển phôi tại IVF Hồng Ngọc các mom sẽ được nghỉ ngơi và theo dõi khoảng 1 giờ tại phòng thủ thuật trước khi trở về nhà. Sau khi trở về nhà, các mẹ vẫn cần giữ chế độ sinh hoạt điều độ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, nước uống… như giai đoạn trước chuyển phôi.

Nghỉ ngơi tại giường sau chuyển phôi: Lợi hay hại?

Có rất nhiều mom cho rằng sau khi chuyển phôi vào buồng tử cung mà đứng dậy, vận động hay đi lại có thể khiến phôi di chuyển khỏi vị trí tối ưu để làm tổ, rơi ra ngoài hoặc làm giảm khả năng đậu thai. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu trên thế giới lại chỉ ra điều hoàn toàn ngược lai. Nằm bất động sau chuyển phôi không làm tăng mà còn có thể làm giảm tỉ lệ có thai và gây ra nhiều biến chứng bất lợi như tắc mạch chi…bởi những lý do dưới đây:

– Phụ nữ trong chu kỳ điều trị để chuyển phôi hàm lượng nội tiết trong cơ thể thường cao do sử dụng thuốc, việc nằm bất động có thể làm tăng nguy cơ tạo huyết khối và tắc mạch.

– Việc nằm bất động tại chỗ có thể tạo một stress về tâm lý.

– Chuyển phôi là động tác đưa phôi vào trong lòng tử cung qua catheter. Phôi nằm trong lòng tử cung vài ngày, sau đó sẽ bám dính vào nội mạc tử cung để làm tổ. Sự làm tổ của phôi phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng phôi và niêm mạc tử cung, ít phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài tử cung.

– Bản thân phôi có kích thước rất nhỏ nên gần như không bị tác động của trọng lực sau khi đã đặt vào bên trong buồng tử cung ẩm ướt và có nhiều nếp gấp của nội mạc tử cung. 

– Đa số phụ nữ có tử cung ngả trước. Do đó khi sản phụ đứng dậy, thân tử cung có tư thế nằm ngang, trong khi nếu sản phụ nằm thì tử cung lại có tư thế đứng. Như vậy, nếu thật sự có tác động của trong lực, khi sản phụ ở tư thế đứng, vị trí của tử cung có tác động giữ phôi tốt hơn tư thế nằm.

Bác sĩ Vũ Viết Hoàng, Trung tâm IVF Hồng Ngọc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Cơ sở 1:

Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Cơ sở 2:

Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2022

Xem thêm:

Có thể sàng lọc tinh trùng để sinh con trai được không?

Xin tinh trùng và những điều cần biết

Tỷ lệ tinh trùng tiến tới nhanh phải đạt bao nhiêu mới sinh được con?

Bài viết liên quan