Xoắn buồng trứng: Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

Xoắn buồng trứng là bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh nếu để lâu sẽ hoại tử gây nhiễm trùng, nhiễm độc, hoại tử và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

Xoắn buồng trứng là gì?

Buồng trứng bị xoắn xảy ra khi chúng bị chùng lật và co lại xung quanh các mô hỗ trợ gây ra tình trạng cắt đứt nguồn cung cấp máu cho buồng trứng và dẫn đến những cơn đau nhói ở khu vực này.

Hiện tượng xoắn buồng trứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến nhất là nhóm phụ nữ ở tuổi sinh sản từ 20 – 40 tuổi. Hiện nay, hơn 65% trường hợp xoắn buồng trứng xảy ra ở phần ống dẫn trứng, vòi trứng.

Những triệu chứng khi bị xoắn buồng trứng

Đau và buồn nôn là hai triệu chứng chính của bệnh. Đau thường đột ngột, liên tục phần hạ vị hai bên, cùng với buồn nôn, nôn khiến cho bệnh lí xoắn buồn trứng thường bị nhầm với các bệnh lí tiêu hóa khác.

Ngoài ra còn có các triệu chứng do chèn ép như tiểu khó, táo bón, phù chi dưới.

Bệnh lý xoắn buồng trứng đến muộn còn có thể xuất hiện thêm triệu trứng của hội chứng nhiễm trùng như sốt cao.

Khi bị xoắn thì buồng trứng thường ít khi nào tự trở lại trạng thái như ban đầu mà sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nứt, nhiễm trùng, nhiễm độc và mất máu cấp… Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà căn bệnh lạ này còn dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường này thì hãy đến khám bác sĩ ngay.

Hiện tượng xoắn buồng trứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến nhất là nhóm phụ nữ ở tuổi sinh sản từ 20 – 40 tuổi

Nguyên nhân gây xoắn buồng trứng

Phụ nữ trẻ, trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ xoắn buồng trứng cao

Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân xoắn buồng trứng ở phụ nữ. Phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh sản, mô tế bào dẻo hơn, buồng trứng dễ di chuyển và xoắn lại do sự thay đổi của hormone. Tuổi càng cao, nguy cơ xoắn buồng trứng càng giảm. Lý giải về điều này, theo các chuyên gia ở bệnh viện đại học Duke Mỹ thì phụ nữ trong thời kì mãn kinh , buồng trứng thu nhỏ, ít có khả năng bị xoắn, lật, trừ khi có 1 hay hàng loạt u nang.

Do ống dẫn trứng dài

Theo nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Duke thì khi ống dẫn trứng dài thì nguy cơ buồng trứng dễ bị lật, xoắn cao hơn so với nhóm có ống dẫn trứng bình thường.

Mắc hội chứng buồng trứng đa nang nguy cơ xoắn buồng trứng càng cao

Bất cứ ai  khi có nhiều nang thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn so với người không có u nang. Càng nhiều nang nguy cơ xoắn buồng trứng càng cao. Bởi vì một u nang có thể làm mất cân bằng trong lượng khiến nó bị lật, xoắn.

Những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân xoắn buồng trứng và nguy cơ xoắn buồng trứng cao. Bởi vì các khối u có thể tạo ra sức nặng lên các buồng trứng khiến nó bị xoắn.

Người bệnh mắc buồng trứng đa nang cũng có nguy cơ bị xoắn buồng trứng

Thuốc hỗ trợ sinh sản cũng có thể là nguyên nhân xoắn buồng trứng

Theo nghiên cứu, những loại thuốc được sản xuất để giúp phụ nữ mang thai có khuynh hướng làm cho buồng trứng của họ trở nên lớn hơn, và trứng mọng hơn nên làm tăng rủi ro lật, xoắn trứng càng cao.

Khi mang thai, mức độ hormone cao cũng có thể làm giãn các mô trong cơ thể, kể cả dây chằng giữ buồng trứng. Và nếu dây chằng không căng, chúng có thể dễ bị xoắn hơn.

Điều trị xoắn buồng trứng như thế nào?

Khi phát hiện những triệu chứng của bệnh thì bạn nên đến cơ quan y tế để kiểm tra và thực hiện theo lời chỉ dẫn của bác sĩ. Ban đầu, các bác sĩ sẽ tiến hành khám bệnh bằng các biện pháp đánh giá và khám nghiệm vùng chậu để xác định vị trí của cơn đau. Khi ấy, biện pháp siêu âm âm đạo được khuyến cáo để theo dõi được tình trạng buồng trứng, ống dẫn trứng và lưu lượng máu.

Những phương pháp chẩn đoán khác cũng có thể được áp dụng là siêu âm bụng, xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc chụp MRI có thể được bác sĩ thực hiện.

 Phẫu thuật là lựa chọn duy nhất để chữa xoắn buồng trứng. Có hai cách để phẫu thuật là: nội soi và mổ thường. Các bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn và đưa buồng trứng về đúng vị trí. Trong nhiều trường hợp, buồng trứng sẽ hồi phục.

Trong quá trình phẫu thuật, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ quyết định có thể giữ lại buồng trứng bị xoắn hay không.

Xoắn buồng trứng có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Tùy vào tình trạng bệnh nhân, cũng như phương pháp phẫu thuật do bác sĩ lựa chọn mà khả năng sinh sản chịu những sựu tác động khác nhau:

  • Với trường hợp nhẹ được phẫu thuật gỡ xoắn, cố định buồng trứng thì khả năng sinh sản có thể hồi phục tương đối tốt.
  • Trong những trường hợp nặng, hoại tử buồng trứng cần cắt bỏ buồng trứng thì bạn vẫn hoàn toàn có khả năng có thai tự nhiên do sự bảo toàn buồng trứng bên còn lại.

Cách phòng tránh bệnh xoắn buồng trứng

Để giảm thiểu nguy cơ bị xoắn buồng trứng, chị em nên tập thể dục nhưng tuyệt đối tránh tập thể dục liên quan đến nhảy hay bật lên xuống. Thay vào đó, các bài tập yoga sẽ phù hợp hơn.

Tập Yoga có thể làm giảm nguy cơ xoắn buồng trứng

Một trong những nguyên nhân xoắn buồng trứng đáng lưu ý là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ xoắn buồng trứng cao hơn. Vì vậy, chị em cần đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần và thực hiện các hình thức kiểm tra khác theo chỉ định của bác sĩ là biện pháp tốt nhất để phát hiện và phòng tránh tốt nhất bệnh xoắn buồng trứng.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Cơ sở 1:

Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Cơ sở 2:

Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2022