Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng vô sinh ở nam giới là do bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Việc điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng tinh trùng, tăng khả năng có con.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Tình trạng giãn đám rối tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh trong được gọi là giãn tĩnh mạch thừng tinh. Bệnh này là một trong những nguyên nhân làm giảm chức năng của tinh hoàn, giảm khả năng sinh sản của nam giới có thể dẫn đến vô sinh.
Nguyên nhân gây nên giãn tĩnh mạch thừng tinh
- Do suy van tĩnh mạch tinh khiến cho lượng máu lưu thông không ổn định. Lượng máu chảy về tĩnh mạch tinh quá lớn khiến tĩnh mạch tinh giãn rộng do hoạt động quá sức hoặc gây dồn ứ.
- Sự trào ngược chất chuyển hóa từ tuyến thượng thận đến tĩnh mạch tinh làm ứ đọng tĩnh mạch do nhiệt độ ở bìu và tinh hoàn tăng đột biến.
- Thường xuyên đứng lâu, ngồi lâu một chỗ hoặc lười vận động cũng gây ra giãn tĩnh mạch thừng tinh
- Một số nguyên nhân khách do cơ địa của từng người, những vấn đề về mạch máu, hệ thống van tĩnh mạch…
Triệu chứng của giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có biểu hiện rõ ràng, nhất là trong giai đoạn sớm.
Khi ở giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng sẽ xảy ra rõ rệt hơn, điển hình là:
- Cảm giác căng tức, nặng ở bìu và tăng lên khi đứng hoặc ngồi lâu, nặng lên về cuối ngày.
- Búi tĩnh mạch giãn ra ở bìu giống như một túi giun, tinh hoàn sưng và phù nề
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng có thể chia ra 5 cấp độ của giãn tĩnh mạch thừng tinh:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 0: Thường không có triệu chứng lâm sàng, sẽ chỉ phát hiện được bệnh khi chụp mạch máu, siêu âm cùng những phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng khác.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Người bệnh có thể sờ thấy búi tĩnh mạch ở bìu khi làm nghiệm pháp Valsava.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2: Người bệnh có thể sờ thấy búi tĩnh mạch ở bìu khi đứng thẳng.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Người bệnh có thể quan sát thấy rõ búi tĩnh mạch ở bìu khi đứng thẳng.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 4: Dễ dàng quan sát thấy rõ búi tĩnh mạch giãn nở ngoằn nghèo dưới lớp da bìu kể cả khi đứng hay nằm.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng được chẩn đoán dựa vào kết quả khám cận lâm sàng bằng cách siêu âm cho thấy đường kính tĩnh mạch tinh > 2,5 mm, thường được kết hợp với nghiệm pháp Valsalva để đánh giá. Có thể phân chia 5 mức độ giãn tĩnh mạch thừng tinh như sau:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Trong bìu không xảy ra giãn tĩnh mạch tinh, xuất hiện dòng trào ngược của đám rối tĩnh mạch tinh trong thừng tinh
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2: Khi nằm không giãn, khi đứng có giãn và dòng trào ngược ở khu trú cực trên của tinh hoàn
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Khi nằm không giãn, khi đứng có giãn và dòng trào ngược lan đến cả cực trên và cực dưới tinh hoàn
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 4: Hiện tượng giãn và có dòng trào ngược của đám rối tĩnh mạch tinh khi làm nghiệm pháp Valsalva ở tư thế nằm.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 5: Hiện tượng giãn và có dòng trào ngược của đám rối tĩnh mạch tinh ngay cả khi không làm nghiệm pháp Valsava.
Ảnh hưởng của giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể dẫn đến suy giảm chức năng sinh lý đàn ông, nguyên nhân dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh làm tăng nhiệt độ tinh hoàn, nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ làm cho khả năng sản xuất tinh trùng ít đi và chất lượng tinh trùng cũng giảm xuống.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh dẫn đến tình trạng thiếu oxy, suy thoái sợi cơ da bìu làm giảm khả năng sinh sản và nhu cầu tình dục của nam giới.
Bệnh này còn có khả năng gây teo tinh hoàn (tinh hoàn co rút). Nếu các ống sinh tinh trong tinh hoàn bị tổn thương, tinh hoàn dễ bị teo nhỏ và trở nên mềm hơn
Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh
Người bệnh bị giãn tĩnh mạch ở mức nhẹ có thể được điều trị nội khoa, đối với trường hợp nặng hơn sẽ được chỉ định phẫu thuật để có hiệu quả điều trị cao nhất. Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh được chỉ định khi người vợ có thể sinh sản bình thường và chồng có bất thường về chỉ số tinh dịch, có biểu hiện đau hoặc khó chịu, khác biệt về kích thước tinh hoàn. Ngoài ra, phẫu thuật cũng được thực hiện trong trường hợp rối loạn cương dương, xuất tinh sớm…
Hiện nay đã có nhiều kỹ thuật phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh được áp dụng như:
– Phẫu thuật nội soi để thắt tĩnh mạch thừng tinh trong khả năng tái phát của phẫu thuật
– Tắc mạch can thiệp thường có chi phí tốn kém hơn và khả năng tái phát từ 4-11%
– Phẫu thuật thắt tĩnh mạch trong sau phúc mạc bằng mổ mở với tỷ lệ tái phát từ 7-33%, còn ở trẻ em là 15-45%
– Phẫu thuật truyền thống qua đường bẹn, bìu ít phức tạp nhưng tỷ lệ tái phát cao nhất
– Vi phẫu thuật đường bẹn yêu cầu trang thiết bị hiện đại, bác sĩ được đào tạo kỹ thuật vi phẫu và thời gian mổ kéo dài 2-3 tiếng nhưng kết quả phẫu thuật cao và tỷ lệ tái phát thấp.
Người bệnh cần đến khám tại những trung tâm y tế uy tín để được tư vấn và lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp và kịp thời.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Cơ sở 1:
Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014
Cơ sở 2:
Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2022
Xem thêm:
Tìm hiểu về IUI – Bơm tinh trùng vào buồng tử cung
Bơm tinh trùng vào nang noãn – giải pháp thay thế cho IUI
Tại sao bố mẹ bình thường sinh con mắc bệnh do bất thường di truyền?