Điều trị vô sinh nữ do rối loạn rụng trứng

Rối loạn rụng trứng được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm khả năng thụ thai của người phụ nữ, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh. Vậy nguyên nhân cũng như cách điều trị vô sinh do rối loạn rụng trứng như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!

Mỗi bé gái khi sinh ra đã mang trong mình tất cả lượng trứng mà chúng có trong suốt cuộc đời và trứng sẽ rụng theo chu kỳ kinh nguyệt từng tháng. Và theo thời gian, sự vô sinh có thể tăng lên khi chức năng của trứng giảm dần cho đến thời kỳ mãn kinh, tức là khi không còn rụng trứng nữa.

Tuy nhiên, nhiều phụ nữ ngay khi còn rất trẻ đã gặp phải triệu chứng rụng trứng không đều, thậm chí còn không rụng trứng trong một vài tháng liên tục. Sự thất thường của chu kỳ rụng trứng là một trong những dấu hiệu cảnh báo sự bất ổn của cơ quan sinh sản có thể dẫn đến vô sinh nữ.

dieu-tri-vo-sinh-nu-do-roi-loan-rung-trung-1

Chu kỳ rụng trứng của phụ nữ là gì?

Rụng trứng ở phụ nữ là hiện tượng một trứng trưởng thành trong buồng trứng được phóng ra và đẩy xuống ống dẫn trứng vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt. Quá trình này lặp đi lặp lại mang tính chất chu kỳ diễn ra đều đặn hàng tháng, trứng sau khi rụng sẽ đi vào ống dẫn trứng tới tử cung. Tại đây, nếu tinh trùng gặp trứng thì sẽ xảy ra hiện tượng thụ thai, còn nếu không thì sẽ trở thành hiện tượng kinh nguyệt bình thường.

Cùng tìm hiểu về hiện tượng rụng trứng ở phụ nữ

Chu kỳ rụng trứng của phụ nữ đặc biệt ở chỗ dù bạn có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hay dài, thì giai đoạn hoàng thể vẫn luôn diễn ra trong vòng 14 ngày. Từ đó, dễ dàng tính được chu kỳ rụng trứng của phụ nữ bằng tổng số ngày của chu kỳ kinh trừ 14 ngày. Ví dụ nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày thì ngày rụng trứng là ngày 14 của chu kỳ, còn chu kỳ kinh nguyệt 29 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 15.

Trứng sau khi rụng có thể sống được 24 giờ, trong khi đó tinh trùng sống lâu hơn rất nhiều lên đến 72 giờ. Vì vậy, nếu bạn có quan hệ trước và sau khi rụng trứng khoảng 3 ngày thì sẽ nâng cao khả năng có em bé.

Nguyên nhân gây ra rối loạn rụng trứng

Rối loạn chức năng tuyến yên: Tuyến yên là cơ quan sản xuất ra các hoóc môn kiểm soát hoạt động của buồng trứng. Nếu lượng hoóc môn này tiết ra thấp hoặc bất thường thì trứng sẽ không nhận đủ kích thích để rụng theo đúng chu kỳ.

Rối loạn chức năng tuyến thượng thận: Tuyến thượng thận là cơ quan sản xuất hoóc môn nam. Nếu tuyến này tiết ra quá nhiều loại hoóc môn này có thể khiến cho trứng không thể rụng được.

dieu-tri-vo-sinh-nu-do-roi-loan-rung-trung-2

Hoóc môn prolactin được tiết ra quá nhiều: Hoóc môn prolactin được sản xuất bởi thùy trước của tuyến yên, vai trò chính của prolactin là đảm nhận chức năng kích thích sản xuất sữa khi mang thai. Tuy nhiên, nếu hàm lượng hoóc môn này tăng cao khi người phụ nữ không mang thai sẽ khiến việc rụng trứng diễn ra không đúng chu kỳ vì prolactin sẽ làm giảm hoóc môn kích thích trứng chín và rụng.

Rối loạn tuyến giáp: Tuyến giáp là cơ quan sản xuất ra hoóc môn nam trong cơ thể. Nếu hoóc môn nam này không ổn định có thể ảnh hưởng đến việc rụng trứng. Suy giáp có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề kinh nguyệt của phụ nữ.

Nếu các kỳ kinh nguyệt đến sớm với tần suất cao bạn có thể đã bị suy giáp còn nếu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn, ít xuất hiện thì bạn có thể bị cường giáp. Tình trạng này là do nồng độ hoóc môn thay đổi, gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt và làm thay đổi chu kỳ kinh. Từ đó khiến các nang trứng cũng bị rối loạn theo, khiến quá trình thụ tinh và sinh con trở nên khó khăn.

Hội chứng buồng trứng đa nang: Đây là hội chứng khiến cho chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới không đều và làm tăng sản xuất hoóc môn nam trong cơ thể.

Ngoài việc siêu âm và xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác, bệnh buồng trứng đa nang ở nữ giới còn được biểu hiện qua một số triệu chứng bên ngoài như: Rối loạn kinh nguyệt (Vô kinh, kinh thưa, kinh không đều là những biểu hiện thường gặp trong hội chứng buồng trứng đa nang), rậm lông, mụn mọc nhiều trên mặt và cơ thể (tình trạng tăng androgen, tỷ lên lên đến 69%) và béo phì (Rối loạn trong quá trình chuyển hóa dẫn đến tình trạng phân bố mỡ khồng đồng đều).

Điều trị rối loạn rụng trứng như thế nào?

Các rối loạn rụng trứng đều có thể điều trị nhưng hình thức điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị cần được kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, sử dụng thuốc kích thích rụng trứng và giảm stress, căng thẳng.

dieu-tri-vo-sinh-nu-do-roi-loan-rung-trung-3jpg

Thuốc kích thích hoóc môn được sản xuất để tăng lượng hoóc môn FSH và LH, 2 hoóc môn này có vai trò điều khiển hoạt động của buồng trứng trong tuyến yên. Nhờ đó, buồng trứng sẽ nhận được đầy đủ các tín hiệu để trứng trưởng thành và rụng đúng chu kỳ. Hầu hết bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này sẽ lấy lại chu kỳ rụng trứng và có thể mang thai trong vòng từ 3 – 6 chu trình điều trị.

Nếu quá khoảng thời gian này mà khả năng rụng trứng không được cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác như thụ tinh nhân tạo (IUI), thụ tinh ống nghiệm (IVF), tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI).

Rối loạn rụng trứng là một trong số những nguyên nhân vô sinh, tuy nhiên có thể chữa trị được nếu phát hiện kịp thời. Mọi người cần nhận thức được những vấn đề đi kèm với rối loạn rụng trứng, những trở ngại khiến việc điều trị phải kéo dài và khó khăn hơn, việc theo dõi và được điều trị bởi một chuyên gia sẽ giúp ích rất nhiều cho các cặp đôi đang phải đối mặt với vấn đề này.

Vì vậy, lời khuyên được đưa ra là hãy đến gặp bác sĩ sớm khi bạn đã thử nhiều biện pháp mà vẫn chưa có thai như mong muốn.

Để biết thêm thông tin hoặc đặt lịch thăm khám, tư vấn, điều trị xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Add: Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Tel: +(84-24) 3927 5568 ext 6820/6825

Email: arthongngoc@hongngochospital.vn

Xem thêm bài viết:

Hội chứng Buồng trứng đa nang và những nguy cơ gây vô sinh

Những thực phẩm tốt cho sức khỏe sinh sản

Viêm ống dẫn trứng có nguy hiểm không?