Chỉ số Progesterone: ảnh hưởng tới khả năng thụ thai của phụ nữ

Chỉ số progesterone ở nữ giới đóng vai trò quan trọng trong việc thụ thai và khi chỉ số này đạt mức cao tương đương với việc bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để làm mẹ.

Theo các chuyên gia, hiện tượng mất cân bằng hàm lượng progesterone có thể gây vô sinh, hiếm muộn, thậm chí là sảy thai và gia tăng các triệu chứng trầm cảm, rối loạn chức năng tuyến giáp, viêm vú hay chu kỳ kinh nguyệt không đều… Vậy làm thế nào để chỉ số progesterone đạt mức lý tưởng, thuận lợi cho việc mang thai?

Progesterone là gì?

Cấu trúc hoá học của progesterone chứa 4 vòng hydrocacbon liền nhau, chứa gốc ceton và các nhóm chức năng oxi hoá cùng 2 nhánh methyl. 

Progesterone là một hormone được tiết ra chủ yếu ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, là một trong những loại hormone kích thích và điều hòa nhiều chức năng của cơ thể. Progesterone được sản xuất từ buồng trứng, ngoài ra còn ở nhau thai (trong giai đoạn mang thai) và tuyến thương thận, giữ vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và duy trì thai kỳ. 

Progesterone được liệt kê vào nhóm các hormone steroid, gọi là progestogen. Đây cũng là một chất chuyển hoá trung gian quan trọng trong quá trình sản xuất steroid nội sinh khác, bao gồm các hormone giới tính và các steroid tự nhiên, đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của não như một neurosteroid.

Vai trò chính của progesterone

Progesterone có vai trò quan trọng trong việc giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ và có nhiệm vụ chính là giúp tử cung luôn sẵn sàng mang thai. Sau khi rụng trứng, progesterone sẽ làm lớp nội mạc tử cung (lớp lót bên trong tử cung) phát triển, chuyển sang dạng chế tiết để chuẩn bị cho tế bào trứng được thụ tinh. Nếu việc thụ tinh không xảy ra, nồng độ progesterone sẽ giảm xuống và bạn bắt đầu có kinh nguyệt. Nếu trứng thụ tinh ở thành tử cung, progesterone sẽ giúp duy trì lớp nội mạc này trong suốt thai kỳ.

Progesterone cũng là hormone rất cần thiết cho sự phát triển của vú cũng như sản xuất sữa, nó sẽ hỗ trợ thêm chức năng cho estrogen. Ngoài ra, progesterone còn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành testosterone, bởi vì đây chính là tiền chất của hormone tuyến thượng thận.

Trong giai đoạn rụng trứng (nửa sau chu kỳ kinh nguyệt), thân nhiệt của người phụ nữ thường tăng từ 0.5-1 độ C do tác dụng của progesterone.

Ở phụ nữ mang thai, progesterone còn được coi là một hormone an thai do có tác dụng ngăn chặn các cơn co tử cung, giúp cổ tử cung của người mẹ luôn đóng kín.

progesterone
Khi nào nên khám vô sinh hiếm muộn

Ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của trứng: Sau khi được thụ tinh, trứng bắt đầu di chuyển vào trong ổ niêm mạc tử cung để bắt đầu quá trình làm tổ. Trước đó, progesterone đã giúp niêm mạc tử cung phát triển,chuyển dạng để tạo điều kiện tốt nhất đón trứng.

Sau khi thụ thai, progesterone còn được sản xuất ở nhau thai và duy trì nồng độ cao trong suốt thai kỳ nên sẽ có tác dụng ngăn ngừa đẻ non, bảo vệ thai nhi phát triển bình thường.

Progesterone còn có tác dụng tăng huyết động mạch và glycogen trong niêm mạc tử cung để đảm bảo chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Hỗ trợ tuyến vú phát triển trong suốt thai kỳ, có vai trò trong quá trình tạo sữa sau sinh.

Tạo nút nhầy cổ tử cung người mẹ để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.

Đối với nam giới, progesteron có nhiệm vụ hỗ trợ sự hình thành và phát triển của tinh trùng. Tuy nhiên, ở nam giới nồng độ progesteron trong cơ thể là rất nhỏ.

Hàm lượng progesterone

Nồng độ của progesterone huyết thanh dao động trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, đạt đỉnh trước ngày hành kinh 7 ngày và cao hơn ở phụ nữ mang thai.

Trong giai đoạn nang noãn (trước khi rụng trứng), nồng độ progesterone duy trì ở mức thấp (0,2-1,5 ng/ml). Sau khi nồng độ hormone LH (hormone tạo hoàng thể) tăng cao, đạt đỉnh và dẫn đến hiện tượng rụng trứng, các tế bào hạt trong nang noãn sẽ bị vỡ, sản xuất ra progesterone dưới tác dụng của LH.

Trong giai đoạn hoàng thể (sau khi rụng trứng), nồng độ progesterone sẽ tăng nhanh đến mức tối đa đạt 10-20 ng/ml trong khoảng 5-7 ngày sau khi rụng trứng.

Nếu trứng không được thụ tinh, quá trình thụ thai không xảy ra, nồng độ progesterone sẽ giảm trong 4 ngày cuối của chu kỳ do quá trình thoái hoá của thể vàng.

Nếu trứng được thụ tinh, thể vàng giữ nồng độ progesterone ở mức cao. Sau đó, nhau thai chính là nguồn tiết progesterone giúp nồng độ progesterone tăng từ 10-50 ng/ml (trong ba tháng đầu của thai kỳ) đến 50-280 ng/ml (trong ba tháng cuối thai kỳ).

Mối nguy hiểm khi hàm lượng progesterone thấp

Progesteron rất quan trọng với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu lượng progesteron thấp, niêm mạc tử cung mỏng sẽ rất khó khăn cho quá trình thụ thai. Trường hợp xấu, quá trình làm tổ của trứng còn không thể xảy ra được, dẫn đến hiện tượng vô sinh, hiếm muộn.

Nếu như mang thai được bình thường mà lượng progesteron thấp cũng gặp rắc rối trong quá trình thai nhi phát triển. Lúc này, lượng progesteron không đủ khiến niêm mạc tử cung không phát triển, không gian chứa em bé sẽ rất chật hẹp và gây ra một số tình trạng nguy hiểm như: chảy máu âm đạo, cơ thể bị tăng áp bất thường, hoặc sảy thai, lưu thai…

Đối với phụ nữ không mang thai mà nồng độ progesteron thấp có thể bị chảy máu tử cung, mất kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều, khó thụ thai, hiếm muộn. Cùng với đó, nếu như nồng độ progesteron quá thấp sẽ dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố gây nên các triệu chứng như:

– Tăng cân nhẹ

– Suy giảm chức năng ham muốn tình dục

-Tâm lý không ổn định, stress, trầm cảm

– Kinh nguyệt không đều, xuất hiện các dấu hiệu tiền mãn kinh

– Ngực bị căng tức, xơ nang vú

– Có nguy cơ ung thư tử cung, nội mạc tử cung, u xơ tử cung, mắc các bệnh về tuyến giáp.

Phương pháp cân bằng nồng độ progesterone trong cơ thể

Khi khám và xét nghiệm nồng độ progesterone, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra hướng xử lý thích hợp cho bạn để có thể tăng cường hỗ trợ sự tăng trưởng của hormone progesteron trong cơ thể.

Điều này sẽ gia tăng cơ hội có một thai kỳ khỏe mạnh và mang thai đủ tháng. Liệu pháp hormone còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt và xuất huyết bất thường.

Đối với các triệu chứng nặng trong thời kỳ mãn kinh, bạn cần cân bằng và điều tiết 2 lượng estrogen và progesterone. Liệu pháp hormone ngoài ra cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng như dễ tức giận, chảy mồ hôi về đêm, khô âm đạo, đồng thời cũng giúp cải thiện tinh thần ở một số phụ nữ. Nó còn làm giảm nguy cơ loãng xương và bệnh tiểu đường.

Bổ sung đầy đủ các vitamin thông qua thực phẩm hàng ngày

Progesterone thường không được bổ sung ở những phụ nữ đang trải qua các triệu chứng mãn kinh của sự mất cân bằng nội tiết tố. Điều này là do các triệu chứng mãn kinh chủ yếu là do nồng độ estrogen thấp.

Thay thế hormone có một số rủi ro, vì vậy điều quan trọng là phải thảo luận chúng với bác sĩ. Có những loại thuốc theo toa được xây dựng để trông giống như cơ thể như là các hormon tự nhiên. Chúng đôi khi được gọi là “hormon sinh học”. Trong khi những âm thanh này có vẻ thuận lợi hơn, chúng có nguy cơ giống như các công thức kê toa khác.

Xem thêm các bài viết khác thuộc chuyên mục kiến thức: https://ivfhongngoc.com/kien-thuc-vi/

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Cơ sở 1:

Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Cơ sở 2:

Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084

Fanpagehttps://www.facebook.com/ivfhongngoc2022