Béo phì có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả hai giới?

Béo phì là tình trạng phổ biến hiện nay ở mọi lứa tuổi. Không chỉ tác động xấu đến sức khỏe mà béo phì ảnh hưởng khả năng sinh sản của cả nam và nữ.

Thế nào là béo phì?

Béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ quá mức tại một vùng của cơ thể hay toàn thân gây nên ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ.

Tổ chức Y tế Thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI) để xác định tình trạng cân nặng gầy hay béo của con người.

béo phì ảnh hưởng khả năng sinh sản

 

Theo đó, các cột mốc BMI đánh giá tình trạng cân nặng ở con người như sau:

  • BMI <16: Gầy độ III;
  • 16 ≤ BMI <17: Gầy độ II;
  • 17 ≤ BMI <18.5: Gầy độ I;
  • 5 ≤ BMI <25: Bình thường;
  • 25 ≤ BMI <30: Thừa cân;
  • 30 ≤ BMI 35: Béo phì độ 1;
  • 35 ≤ BMI <40: Béo phì độ II;
  • BMI >40: Béo phì độ III.

Béo phì ảnh hưởng khả năng sinh sản như thế nào?

Có lẽ rằng hầu hết mọi người chắc đều đồng ý tình trạng thừa cân và béo phì sẽ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe chung. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ cũng đưa ra nhiều bệnh liên quan tới vấn đề béo phì như tim mạch, tiểu đường hay cơ xương khớp.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng béo phì ảnh hưởng tới cả khả năng sinh sản ở nam giới và nữ giới. Người ta cho rằng béo phì dẫn đến ảnh hưởng khả năng rụng trứng, rối loạn chu kỳ kinh và giảm tỷ lệ thụ thai (1-2). Đối với nam giới thì chất lượng tinh dịch thấp như như: mật độ giảm và sự phân mảnh ADN tăng lên (3).

Đặc biệt hơn có hai nghiên cứu gần đây cho thấy tình trạng béo phì ở các bé gái có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.

– Nghiên cứu đầu tiên của Ye He và cộng sự tiến hành theo dõi các bé gái trong vòng 25 năm, từ năm 1985. Từ nghiên cứu này ông kết luận bé gái béo phì trước tuổi 12 có nguy cơ với vô sinh sau này (4).

– Nghiên cứu thứ hai cùng chủ đề đến từ Phần Lan. Trong nghiên cứu này họ chia ra các nhóm tuổi khác nhau gồm: 5-7 tuổi; 7-10 tuổi; 11 – 15 tuổi và dùng chỉ số BMI có được ở những độ tuổi này liên hệ với tình trạng sinh sản sau này.

Nghiên cứu cho thấy tình trạng béo phì ở giai đoạn 7-10 và 11-15 tuổi liên quan tới số lượng con cái thấp hơn nhóm có trọng lượng bình thường. Ngoài ra, nếu béo phì ở độ tuổi 11-15 thì có nguy cơ cao hơn với tình trạng không có con (5). Trong nghiên cứu này các tác giả cũng loại bỏ các yếu tố như buồng trứng đa nang (PCOS), kinh thưa, vô kinh để loại bỏ yếu tố nhiễu trong phân tích.

>>> Tìm hiểu thêm về Tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ

Tóm lại, tình trạng béo phì ở tuổi vị thành niên có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Hơn nữa, dù cho có hay không có sự ảnh hưởng xấu này thì việc giữ body “chuẩn” sẽ giảm nhiều nguy cơ bệnh tật và giữ cho chúng ta khoẻ mạnh.

Giảm nguy cơ vô sinh từ việc giảm cân

Béo phì không chỉ gây mất thẩm mỹ và quan trọng nhất chính là ảnh hưởng toàn diện của nó lên sức khoẻ của con người, đặc biệt khả năng sinh sản.

Vậy nên để giảm thiểu nguy cơ vô sinh hay hiếm muốn do tình trạng béo phì gây nên thì cả nam giới và nữ giới cần có kế hoạch giảm cân cụ thể. Chỉ khi ở mức cân nặng hợp lý thì chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới trở nên ổn định hơn và tăng ham muốn của cả giới.

Theo đó, một chế độ ăn uống hợp lý giàu dinh dưỡng, kết hợp với luyện tập và nghỉ ngơi khoa học chính là chìa khoá vàng để giảm cân để loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của béo phì lên sức khoẻ.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối: ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước và hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo và ngọt.

Thay đổi thói quen sinh hoạt: ăn, ngủ, nghỉ đúng giờ, không thức quá khuya hay dậy quá muộn. Vào ban đêm không nên ăn quá nhiều đồ vặt cũng như sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích.

Tập luyện thể dục, thể thao: Thêm vào thời khoá biểu hàng ngày những bài tập thể dục tốt cho sức khoẻ hay có thể chơi những bộ môn thể thao như bơi lội, đạp xe, cầu long, chạy bộ…

Cuối cùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp giảm cân nào như sử dụng thuốc, hút mỡ… Hãy đảm bảo chắc chắn chúng an toàn trước khi thực hiện.

Bài viết tham khảo thông tin ở một số nguồn:

  1. Gambineri, A., Laudisio, D., Marocco, C. et al. Female infertility: which role for obesity?.Int J Obes Supp 9, 65–72 (2019)
  2. Zain MM, Norman RJ. Impact of obesity on female fertility and fertility treatment. Womens Health (Lond). 2008 Mar;4(2):183-94.
  3. Leisegang K, Sengupta P, Agarwal A, Henkel R. Obesity and male infertility: Mechanisms and management. Andrologia. 2021
  4. He Y, Tian J, Oddy WH, Dwyer T, Venn AJ. Association of childhood obesity with female infertility in adulthood: a 25-year follow-up study. Fertil Steril. 2018 Sep;110(4):596-604.e1
  5. J Laru, R Nedelec, E Koivuaho, M Ojaniemi, M -R Järvelin, J S Tapanainen, S Franks, M Tolvanen, T T Piltonen, S Sebert, L Morin-Papunen, BMI in childhood and adolescence is associated with impaired reproductive function—a population-based cohort study from birth to age 50 years, Human Reproduction, 2021;, deab164

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Cơ sở 1:

Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Cơ sở 2:

Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2022

Bài viết liên quan