Vô sinh hiếm muộn nữ do vô kinh. Vậy vô kinh là gì? Nguyên nhân vô kinh và phương pháp điều trị là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Kinh nguyệt là biểu hiện sinh lý bình thường của phụ nữ khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì. Qua việc theo dõi kinh nguyệt có thể đánh giá một phần hoạt động và chức năng sinh sản của nữ giới. Với những trường hợp không có kinh nguyệt do không có tử cung, teo buồng trứng bẩm sinh, do hoạt động của tuyến yên, sau dùng thuốc tránh thai, tiêm thuốc tránh thai… đều ảnh hưởng tới sức khỏe và là một trong nhiều nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn cho phụ nữ.
Khi nào được gọi là vô kinh?
Vô kinh là hiện tượng không thấy kinh nguyệt trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là 18 tuổi nếu chưa có kinh lần nào, có thể là 3 tháng với trường hợp kinh nguyệt đều hay 6 tháng với trường hợp kinh nguyệt không đều mà tự nhiên kinh nguyệt không xuất hiện nữa.
Phân loại tình trạng vô kinh
– Theo thời gian, có 2 loại vô kinh là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Vô kinh nguyên phát là không có kinh nguyệt khi đã quá 18 tuổi. Vô kinh thứ phát là trước đó đã có kinh nguyệt nhưng vì lý do nào khác mà không thấy kinh nguyệt trở lại trong vòng 3 tháng nếu trước đó kinh nguyệt đều, hoặc 6 tháng nếu trước đó kinh nguyệt không đều.
– Theo bản chất, có 2 loại là vô kinh sinh lý và vô kinh bệnh lý. Vô kinh sinh lý là hiện tượng bình thường như phụ nữ trong thời kỳ có thai, cho con bú, phụ nữ mãn kinh. Vô kinh bệnh lý là hiện tượng không bình thường, do một hoặc nhiều bệnh gây ra.
Nguyên nhân vô kinh và ảnh hưởng tới sinh sản nữ giới
Vô kinh nguyên phát
Nguyên nhân thường do bẩm sinh như không có tử cung; không có âm đạo, có vách ngăn âm đạo; màng trinh không thủng; teo tuyến yên, buồng trứng bẩm sinh, rối loạn hoạt động enzyme bẩm sinh của tuyến sinh dục, tuyến vỏ thượng thận… dẫn đến không có kinh nguyệt…từ đó dãn đến hoạt động của buồng trứng không thuận lợi, sự phóng noãn có thể diễn ra nhưng rất khó để thụ thai.
Vô kinh thứ phát
– Nguyên nhân sau sinh: Trạng thái tâm lý như trầm cảm sau sinh, suy tuyến yên (hội chứng sheehan, hội chứng vô kinh tiết sữa (hội chứng Chiari – Frommel, u tuyến yên)…có thể gây ra vô kinh.
– Sử dụng thuốc tránh thai: Tiêm thuốc tránh thai, cấy thuốc tránh thai, lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp… có thể gây vô kinh vì vùng dưới đồi và tuyến yên bị ức chế lâu ngày, prolactin tăng tiết, niêm mạc tử cung teo.
– Các nguyên nhân khác như: Dính buồng tử cung (sau nạo hút, lao sinh dục), suy buồng trứng suy sớm, gặp chấn thương gây ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, mãn kinh sớm, rối loạn hoạt động nội tiết của tuyến thượng thận, tuyến giáp, tăng prolactin máu…
– Dấu hiệu phổ biến khi bị vô kinh thứ phát là không có chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, một số triệu chứng khác kèm theo như dịch tiết âm đạo, sữa, đau đầu, rụng tóc, mọc nhiều lông trên mặt, giảm thị lực… khiến hoạt động buồng trứng không đều đặn nên việc thụ thai cũng gặp nhiều khó khăn.
Phòng ngừa vô sinh hiếm muộn nữ do vô kinh
– Phương pháp điều trị tổng quát: Duy trì lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày, thay đổi chế độ ăn uống khoa học, cân bằng giữa công việc và gia đình, nghỉ ngơi và giải trí.
– Điều trị theo nguyên nhân: Khi có dấu hiệu vô kinh bạn cần đi khám để tìm nguyên nhân gây và có phác đồ điều trị theo từng nguyên nhân.
Vô kinh là một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn cho phụ nữ, ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý người bệnh. Do đó, khi có dấu hiệu bệnh, bạn cần thăm khám ngay để được điều trị kịp thời, tránh vô sinh hiếm muộn nữ do vô kinh.
>> ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:
Để biết thêm thông tin hoặc đặt lịch thăm khám, tư vấn, điều trị xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Cơ sở 1:
Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014
Cơ sở 2:
Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2022
Xem thêm bài viết:
Những kiến thức cần biết về lạc nội mạc tử cung