Vô sinh hiếm muộn là căn bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Các xét nghiệm chẩn đoán vô sinh dưới đây sẽ giúp tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
7 xét nghiệm chẩn đoán vô sinh
Xét nghiệm FSH, LH
Hormone FSH và LH do tuyến yên bài tiết. FSH giúp kích thích nang noãn phát triển, còn LH giúp noãn trưởng thành, phóng noãn và thụ tinh. Xét nghiệm này được thực hiện vào đầu chu kỳ kinh nguyệt
FSH và LH giúp tiên lượng khả năng kích thích buồng trứng cho nang noãn phát triển. Nếu FSH cao thì dự trữ buồng trứng kém. Ở phụ nữ tuổi mãn kinh, nồng độ các chất này rất cao do buồng trứng không còn hoạt động nữa. Bình thường, nồng độ FSH và LH vào đầu chu kỳ kinh đạt dưới 10IU/L.
Định lượng LH sẽ giúp dự đoán thời điểm phóng noãn. Một trong những xét nghiệm nhằm xác định đỉnh LH chính là que thử rụng trứng. Khi que thử hiển thị 2 vạch sự phóng noãn sẽ xảy ra sau đó 36 giờ. Ngoài ra, xét nghiệm FSH và LH ở nam giới cũng giúp chẩn đoán nguyên nhân suy sinh dục do suy tuyến yên hay suy tinh hoàn.
Xét nghiệm Estradiol
Estradiol là hormone do buồng trứng bài tiết. Nồng độ Estradiol tăng tỷ lệ thuận với số lượng và kích thước nang noãn trong chu kỳ kinh nguyệt, do đó sự dao động của nó phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm thực hiện xét nghiệm. Xét nghiệm này thường được dùng để theo dõi trong kích thích buồng trứng.
Xét nghiệm PRL (prolactin)
PRL là hormon do tuyến yên bài tiết, có tác dụng kích thích sự bài tiết sữa. Nếu chất này tăng cao sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nang noãn. Bệnh nhân có nồng độ PRL cao thường bị vô kinh, rối loạn phóng noãn. Nồng độ PRL bình thường trong khoảng từ 5,18 – 26,53ng/mL.
Xét nghiệm AMH (Antimullerian hormone)
Cũng giống như FSH và LH, AMH được áp dụng để đánh giá dự trữ buồng trứng. Tuy nhiên, xét nghiệm AMH có ưu điểm hơn so với các hormone tuyến yên, bởi độ chính xác cao hơn và có thể thực hiện bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ kinh nguyệt. Nồng độ AMH thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8ng/ml (14,28 – 48,55pmol/L).
Chụp X-quang buồng trứng (HSG)
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ bơm một loại thuốc cản quang vào buồng tử cung, để kiểm tra sự thông suốt của vòi trứng và đánh giá hình dạng buồng tử cung. Chụp X-quang HSG sẽ được thực hiện sau khi sạch kinh từ 2 – 3 ngày và kiêng quan hệ tình dục.
Nội soi chẩn đoán
Thông qua thực hiện nội soi, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng thông suốt của vòi trứng, tình trạng buồng trứng, tử cung và vùng chậu. Đồng thời, có thể xử trí lạc nội mạc tử cung, bóc nang buồng trứng hoặc xử trí các bất thường khác.
Xét nghiệm tinh dịch đồ
Là phương pháp đánh giá thể tích, chất lượng, mật độ, hình dạng và độ di động của tinh trùng. Xét nghiệm này có thể tìm sự hiện diện của bạch cầu trong tinh dịch – dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm trùng.
Khi thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ, nam giới phải kiêng giao hợp, kiêng rượu bia, thuốc lá và các loại thuốc khác từ 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, không nên kiêng quan hệ quá lâu vì sẽ khiến tinh trùng chết và kết quả xét nghiệm sẽ không chính xác.
Việc điều trị vô sinh hiếm muộn đòi hỏi thời gian và sự kiên trì của các cặp vợ chồng. Các chỉ số xét nghiệm nội tiết trên sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân vô sinh cũng như đưa ra phác đồ điều trị hợp lí.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Cơ sở 1:
Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014
Cơ sở 2:
Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2022
Xem thêm bài viết:
Những kiến thức cần biết về lạc nội mạc tử cung