Nhiều cặp vợ chồng thường có câu hỏi, có nên sàng lọc phôi không? Ngày nay, những tiến bộ trong lĩnh vực di truyền học đang thay đổi cục diện của các lựa chọn và quyết định trong sinh sản của nhiều người. Trong hỗ trợ sinh sản, việc chọn phôi IVF để chuyển vào tử cung giờ đây không nên dựa vào hình thái do mang đậm tính chủ quan và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm; thay vào đó, các xét nghiệm tiên tiến dựa vào thông tin về gen đã được phát triển để sàng lọc phôi tiền làm tổ có chất lượng tốt, tăng cơ hội đậu thai.
Sàng lọc phôi là gì?
Sàng lọc phôi là một kỹ thuật phân tích gen di truyền trước khi thực hiện chuyển phôi. Thông qua sự phân tích này mà bác sĩ có thể hỗ trợ các cặp vợ chồng có thể lựa chọn những phôi có chất lượng tốt nhất về gen di truyền trước khi chuyển phôi vào buồng tử cung của người mẹ.
Cặp đôi có nên sàng lọc phôi không?
Đối với các cặp vợ chồng đang làm phương pháp thụ tinh bằng ống nghiệm thường thắc mắc có nên sàng lọc phôi không. Ngày nay, vấn đề sức khỏe đang được quan tâm rất nhiều, kỹ thuật này không chỉ có khả năng chẩn đoán trước khi sinh mà còn có thể chẩn đoán phôi thai để làm thế nào sinh ra một em bé khỏe mạnh.
Trong quá trình phôi thai đang hình thành và phát triển, các tế bào sẽ phân chia theo cấp số nhân. Nếu quá trình phân chia đó gặp vấn đề, số nhiễm sắc thể (mỗi tế bào có 23 cặp nhiễm sắc thể gồm 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính) phân chia không đúng hoặc không phân ly sẽ gây ra sự sai sót, được gọi là đột biến dị bội. Quá trình này có thể gây ra một số vấn đề như sau:
- Sảy thai.
- Phôi thai không thể làm tổ bên trong tử cung, tức là thai ngoài tử cung.
- Trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh hoặc các bất thường về trí tuệ.
Cho nên việc sàng lọc phôi thai sẽ giúp các cặp vơ chồng chọn lọc được các phôi thai khỏe mạnh trước khi đặt vào buồng tử cung, sẽ làm tăng khả năng mang thai và phôi làm tổ, em bé được khỏe mạnh. Tuy nhiên, chỉ làm sàng lọc phôi tiền làm tổ nếu có sự chỉ định của bác sĩ.
Những ai nên làm xét nghiệm sàng lọc di truyền tiền làm tổ
- Người phụ nữ lớn tuổi khi làm IVF/ICSI (35 tuổi trở lên)
- Phụ nữ hoặc các cặp đôi vô sinh không rõ nguyên nhân
- Phụ nữ đã từng làm thụ thai trong ống nghiệm IVF thất bại
- Thất bại làm tổ liên tiếp
- Phụ nữ bị sảy thai, thai lưu nhiều lần
- Phụ nữ có tiền sử thai kỳ bất thường hoặc có con mang bất thường di truyền
- Bố hoặc mẹ có bất thường về di truyền
Các loại xét nghiệm sàng lọc phôi
Có 3 loại PGT:
– PGT-M: chẩn đoán các bệnh đơn gen, giúp các cặp vợ chồng có thai không bị bệnh về gen do di truyền từ cha mẹ mang gen đột biến (Bệnh thiếu máu tán huyết Thalassemia, Bệnh máu khó đông Hemophilia…). Kỹ thuật cũng được sử dụng để chọn phôi các đặc điểm cụ thể thích hợp: giới tính hoặc phức hợp kháng nguyên bạch cầu người (HLA) tương thích với người cần…
– PGT-SR: chẩn đoán bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể, giúp các cặp vợ chồng mang chuyển đoạn cân bằng, mất hoặc nhân đoạn nhiễm sắc thể… có thai bình thường, không bị dị tật do bất thường cấu trúc bộ nhiễm sắc thể. Kỹ thuật này có thể không phân biệt được giữa phôi bình thường và phôi mang chuyển đoạn cân bằng nhiễm sắc thể.
– PGT-A): xét nghiệm này sử dụng để phát hiện phôi bất thường số lượng nhiễm sắc thể tự phát ở cặp vợ chồng có bộ nhiễm sắc thể bình thường. Do vậy, tránh được nguy cơ chuyển những phôi bất thường, cải thiện khả năng có thai sống.
Ý nghĩa của các xét nghiệm sang lọc di truyền tiền làm tổ
PGT đưa ra thông tin về sức khỏe di truyền của phôi để giúp chuyên gia hỗ trợ sinh sản chọn ra phôi tốt nhất để chuyển và cải thiện khả năng có được thai kỳ trọn vẹn. Các xét nghiệm tiền làm tổ có các lợi ích sau đây:
- Tăng khả năng đậu thai
- Giảm nguy cơ sảy thai
- Thêm tự tin khi chuyển phôi đơn, tránh rủi ro về sức khỏe khi phải cấy phôi đôi hoặc ba.
- Giảm số chu kỳ làm IVF cần để đậu thai, có thể giảm thời gian cần để có thai thành công cũng như chi phí của mỗi lần làm thêm IVF.
- Tăng cơ hội con sinh ra khỏe mạnh
Cần lưu ý, xét nghiệm PGT sàng lọc được những bất thường di truyền trong phạm vi xét nghiệm cụ thể, chứ không thể loại trừ hoàn toàn các bất thường di truyền có thể gặp ở phôi thai. Vì vậy, với thai kỳ IVF đã thực hiện sàng lọc phôi, thai phụ vẫn phải thực hiện các xét nghiệm tiền sản thường quy. Dù vây, sàng lọc phôi vẫn là giải pháp tối ưu để sàng lọc gen bệnh. Có nên sàng lọc phôi không cuối cùng vẫn phụ thuộc vào quyết định của các cặp đôi.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Cơ sở 1:
Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014
Cơ sở 2:
Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084
Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2022