Thụ tinh ống nghiệm không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một trong những công nghệ hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất được thực hành ở lĩnh vực điều trị vô sinh hiện nay. Phương pháp này đã giúp hiện thực hóa giấc mơ làm cha mẹ của hàng triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn trên toàn thế giới.  Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người hoài nghi về phương pháp này khi cho rằng, nó sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Thế nhưng, hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy những “em bé ống nghiệm” phát triển bất thường so với những đứa trẻ khác. 

Thụ tinh ống nghiệm không làm ảnh hướng tới sự phát triển của em bé

“Em bé ống nghiệm” sẽ không phát triển khỏe mạnh?

Câu trả lời là không. Bởi cho tới giờ, chưa có một nghiên cứu, hay bằng chứng nào cho thấy em bé ống nghiệm có những vấn đề bất thường về sức khỏe. Những em bé này có thể sống một cuộc sống hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển bình thường tương tự như tất cả đứa trẻ khác sinh ra qua thụ thai tự nhiên.

Trong một báo cáo mới được công bố vào cuối năm 2018, kể từ khi phương pháp IVF ra đời, đã có 8 triệu người được sinh ra bằng phương pháp này. IVF dưới nhiều hình thức đã mang lại hy vọng cho những người tuyệt vọng về cơ hội làm cha mẹ.

Sau 4 thập kỷ ra đời và được công nhận, IVF đã được hàng triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn lựa chọn và hàng triệu em bé đã chào đời thành công. Đây chính là minh chứng rõ ràng cho thấy sự hiệu quả và an toàn của phương pháp này.  

Trước đó, cũng từng có nhiều nghiên cứu chỉ ra, những em bé sinh ra nhờ phương pháp thụ tinh ống nghiệm có thể phát triển hoàn toàn bình thường giống như những đứa trẻ khác.

Theo nghiên cứu được đăng trên tờ JAMA Pediatrics vào năm 2016, trẻ sinh ra bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hầu như không gặp rủi ro nào về chậm phát triển so với các bé sinh bình thường.

Chuyên gia Edwina Yeung từ Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người (Mỹ) đã theo dõi 5.800 trẻ được sinh ra ở New York từ năm 2008 đến 2010, trong đó 1.830 bé chào đời nhờ các phương pháp điều trị vô sinh khác nhau. Phụ huynh tham gia được yêu cầu trả lời các câu hỏi về khả năng vận động, ngôn ngữ, phát triển xã hội, giải quyết vấn đề của con. Nghiên cứu cũng tính đến yếu tố tuổi tác, trình độ học vấn của cha mẹ cũng như thói quen uống rượu, hút thuốc của người phụ nữ trong quá trình mang thai.

Những em bé song sinh, dù có hay không sự can thiệp y học, đều thường đẻ non và nhẹ cân, từ đó dễ gặp phải các vấn đề về phát triển. Nếu giảm trừ yếu tố sinh đôi, không có bằng chứng nào cho thấy điều trị vô sinh ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển của trẻ nhỏ.

“Em bé ống nghiệm” đầu tiên trên thế giới giờ thế nào?

Ngày 25/7/1978, Louise Brown chào đời tại Bệnh viện Oldham General (Manchester, Anh)

Louise Joy Brown, người Anh, là em bé đầu tiên trên thế giới ra đời bằng phương pháp IVF vào năm 1978.

Mẹ của Louise Brown, bà Lesley Brown từng bị trầm cảm nặng khi phát hiện mình không thể mang thai. Khi đến trung tâm nghiên cứu của hai nhà khoa học Patrick Steptoe và Robert Edwards, họ được nghe về IVF lần đầu tiên.

Dù chưa từng có ai thử phương pháp này và không có gì đảm bảo việc thành công nhưng khao khát có con khiến vợ chồng bà chấp nhận mọi rủi ro và tin tưởng sẽ đạt được điều mong muốn bằng việc tham gia nghiên cứu và thử nghiệm.

Năm 1977, Edwards và Steptoe đã thụ tinh trong ống nghiệm cho vợ chồng Lesley và John Brown. Trứng được chuyển vào tử cung Lesley và cô đã mang thai thành công.

Ngày 25/7/1978, Louise Joy Brown – đứa trẻ đầu tiên trên thế giới ra đời bằng phương pháp IVF hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh. Bốn năm sau đó, em gái cô là Natalie sinh năm 1982 cũng chào đời bằng phương pháp IVF.

Tuy nhiên, việc Louise chào đời bằng phương pháp IVF tại bệnh viện Đa khoa Oldham (Anh), đã gây ra một cuộc tranh cãi về đạo đức trên khắp thế giới. Mọi người nghi ngờ, chỉ trích, lên án bố mẹ Louise vì cách sinh con phi truyền thống.

Bỏ mặc mọi sự chỉ trích, lên án, Louise và em gái Natalie vẫn lớn lên một cách bình thường giống như bao đứa trẻ khác, trong sự nuôi nấng và yêu thương của bố mẹ.

Thụ tinh ống nghiệm không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Louise Brown (bên trái) và em gái Natalie (bên phải)

Tháng 5/1999, Natalie trở thành đứa trẻ sinh ra trong ống nghiệm đầu tiên sinh con. Việc thụ thai và sinh con của cô hoàn toàn tự nhiên, xóa bỏ lo ngại rằng trẻ nữ sinh nhờ IVF sẽ không thể tự mang thai như bình thường. Năm 2006, Louise cũng sinh một bé trai và sau này có thêm một bé trai nữa, cũng hoàn toàn tự nhiên. Cha cô qua đời trước khi Louise sinh con đầu lòng 2 tuần, và mẹ cô qua đời ở tuổi 64.

Louise Joy Brown chia sẻ: “Đối với những cặp vợ chồng đang trải qua IVF tôi khuyên họ: “Đừng bao giờ từ bỏ hy vọng”. Đối với những nhà nghiên cứu, nhà phôi học, các bác sĩ, tôi có lời nhắn gửi: “Hãy tiếp tục làm tốt công việc của mình vì những gì các vị đang làm đã mang đến hạnh phúc cho hàng triệu người”.

Những em bé thụ tinh ống nghiệm tại Việt Nam

Ngày 30/4/1998, cách đây 20 năm, ba đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên của Việt Nam ra đời. Đây là một trong những thành tựu xuất sắc của nền y học Việt Nam. Ba em bé được đặt tên là Phạm Tường Lan Thy, Lưu Tuyết Trân và Mai Quốc Bảo.

Bây giờ, ba em bé đã khôn lớn trưởng thành và đều đang học đại học, trong đó Phạm Tường Lan Thy được nhận học bổng đang du học ở Nhật Bản, hai em Mai Quốc Bảo và Lưu Tuyết Trân đang học đại học ở Việt Nam.

Theo một thống kê chưa đầy đủ, trong vòng 20 năm qua kể từ khi 3 em bé đầu tiên ra đời, ước tính có khoảng 40.000 trẻ ra đời bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Tỷ lệ thành công trong tổng số trường hợp được hỗ trợ sinh sản là 30-35%. Có thể thấy, sự tiến bộ của khoa học trong lĩnh vực sinh sản đã giúp mang tới tiếng cười trẻ thơ cho rất nhiều gia đình vô sinh hiếm muộn ở Việt Nam.

Xem thêm các bài viết về kiến thức IVF – Thụ tinh trong ống nghiệm tại: https://ivfhongngoc.com/vi/ivf/

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Cơ sở 1:

Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Cơ sở 2:

Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084

Fanpagehttps://www.facebook.com/ivfhongngoc2022