Những mốc ra đời quan trọng của các phương pháp hỗ trợ sinh sản

Những phương pháp tiên tiến trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn đã giúp bao gia đình “cán đích” thành công trên hành trình tìm con.  Hãy cùng điểm lại những mốc ra đời quan trọng của các phương pháp hỗ trợ sinh sản đem lại niềm hy vọng cho bao cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn trên khắp thế giới.

Các mốc thời gian ra đời của các phương pháp hỗ trợ sinh sản

25/7/1978 – Thụ tinh trong ống nghiệm

Thành tựu quan trọng đầu tiên trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản chính là sự ra đời của Louise Brown, “đứa bé trong ống nghiệm” đầu tiên trên thế giới vào ngày 25 tháng 7 năm 1978. Đó là thành quả của những nỗ lực  nghiên cứu không mệt mỏi của các y bác sĩ sau hơn 60 thử nghiệm thất bại. Với phương pháp này, trứng sẽ được lấy ra bằng một cây kim nhỏ và được thụ tinh với tinh trùng trong một phòng thí nghiệm chuyên biệt. Sau khi thụ tinh, trứng sẽ phát triển thành phôi thai và  được cấy lại vào tử cung của người mẹ.

nhung-moc-ra-doi-quan-trong-cua-cac-phuong-phap-ho-tro-sinh-san-1

Tính đến nay, sau gần 40 năm đã có hơn 8 triệu em bé ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và biện pháp này cũng không ngừng được cải tiến như: trứng được lấy trực tiếp từ tử cung thay vì nội soi, xét nghiệm dị tật phôi thai; quá trình chuyển đổi diễn ra trong 1 ngày  thay vì 5 ngày; bảo quản đông lạnh phôi thai trong nhiều năm; công đoạn phân chia tế bào được “quay camera trực tiếp” trong 24 giờ nhằm xác định phôi thai khỏe mạnh nhất để cải thiện tỷ lệ thụ thai.

Đầu những năm 1980 – Đông lạnh phôi thai

Bảo quản thai phôi giúp việc thực hiện các quy trình khác của công nghệ hỗ trợ sinh sản dễ dàng hơn, ít tốn kém và giảm nguy cơ để lại di chứng cho thai nhi. Khi đông lạnh, phôi thai sẽ được lưu trữ trong thời gian kéo dài. Nhiều ca sinh nở được ghi nhận đã sử dụng phôi thai đông lạnh lên tới 20 năm, tuy nhiên chỉ 1/2 trong số đó còn sống sót sau quá trình đông lạnh và rã đông và tỉ lệ sinh thường sẽ thấp hơn so với các phôi thai tự nhiên.

Giữa những năm 80 – Hiến trứng

Thành tựu này đã tạo đem đến cơ hội cho những bà mẹ gặp vấn đề mang thai, thường là do tuổi tác khiến chất lượng buồng trứng suy giảm. Trứng của những phụ nữ bình thường có số lượng nhiễm sắc thể ổn định hơn, nên sẽ tăng tỷ lệ mang thai và sinh đẻ. Một bệnh viện uy tín có thể ghép đôi các bệnh nhân với người hiến tặng trứng và đảm bảo danh tính của các đối tượng hiến tặng được công khai hoặc ẩn danh.

nhung-moc-ra-doi-quan-trong-cua-cac-phuong-phap-ho-tro-sinh-san-2

Năm 1991 – Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng

Hiện nay, khoảng 70% các công nghệ hỗ trợ sinh sản tiên tiến đều áp dụng biện pháp tiêm trực tiếp tinh trùng vào noãn (gọi tắt là ICSI). Một tinh trùng đơn lẻ sẽ được tiêm trực tiếp vào trứng đã trưởng thành nhằm giảm thiểu những nguy cơ có thể xảy ra với quá trình thụ tinh nếu chất lượng tinh dịch thấp hoặc các quy trình thụ tinh trong ống nghiệm trước đó thất bại.

nhung-moc-ra-doi-quan-trong-cua-cac-phuong-phap-ho-tro-sinh-san-5.

Phương pháp này đòi hỏi sàng lọc các bệnh di truyền kỹ lưỡng để phòng trường hợp các dị tật sẽ bị di truyền từ bố sang con. Đánh giá tổng thể, tỉ lệ mang thai và sinh đẻ của biện pháp ICSI cũng tương đương với thụ tinh bằng ống nghiệm thông thường.

Đầu những năm 1990 – Chẩn đoán di truyền

Chẩn đoán di truyền trước khi cấy ghép (viết tắt là PGD) được ghi nhận thành công lần đầu vào năm 1989 để xác định các trường hợp rối loạn giới tính và lựa chọn phôi thai không bị ảnh hưởng. Từ đó số lượng các căn bệnh có thể chẩn đoán được tăng đáng kể. Hiện nay, hàng chục triệu cặp vợ chồng đã tránh được nguy cơ sinh con nhiễm bệnh di truyền nhờ PGD.

nhung-moc-ra-doi-quan-trong-cua-cac-phuong-phap-ho-tro-sinh-san-3.

>>> Tìm hiểu về phương pháp sàng lọc phôi di truyền tiền làm tổ.

Giữa những năm 1990 – Lọc phôi để hạn chế đa thai

Trong nhiều năm, thụ tinh bằng ống nghiệm đòi hỏi cung cấp nhiều phôi thai trong cùng một lúc để tăng khả năng thụ thai thành công và một số thai phụ sinh nhiều con cùng một lúc. Tuy nhiên, điều này có thể làm tăng tỉ lệ sảy thai, sinh non và những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với người mẹ, những ảnh hưởng vĩnh viễn đến sự phát triển của trẻ.

nhung-moc-ra-doi-quan-trong-cua-cac-phuong-phap-ho-tro-sinh-san-6

Phân loại thai phôi cho phép chẩn đoán tốt hơn để phôi thai có điều kiện sức khỏe và cấy ghép tốt nhất. Việc này dẫn đến quá trình chọn lọc phôi thai được cho là “hiệu quả nhất” trong các biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng không phải với bệnh nhân nào cũng đem lại hiệu quả.

2008 – Thủy tinh hóa phôi thai

Có 2 cách thức để bảo quản phôi thai và tinh dịch trong nhiệt độ thấp, bao gồm đông lạnh thông thường và “thủy tinh hóa” tức là làm đông cứng. Mặc dù nhiều báo cáo đã khẳng định phôi thai được thủy tinh hóa có tỉ lệ thanh công khi thụ tinh trong ống nghiệm cao hơn khi được rã đông/làm ấm nhưng trên thực tế điều này lại không hẳn đúng với tất các trung tâm phụ sản. Mỗi trung tâm sẽ xác định cách thức tốt nhất dựa trên kinh nghiệm và quy trình làm đông lạnh các phôi thai đã phát triển đến đâu.

2012 – Đông lạnh trứng

Đông lạnh trứng đã được áp dụng từ hơn 25 năm về trước cho những phụ nữ gặp vấn đề về sức khỏe như bị ung thư khi mà hóa trị và xạ trị có thể ảnh hưởng vĩnh viễn đến khả năng sinh sản của họ.

nhung-moc-ra-doi-quan-trong-cua-cac-phuong-phap-ho-tro-sinh-san-4.

Hiện nay, ngày càng có nhiều người sống sót khỏi ung thư có thể sinh con đẻ cái thông qua những cách làm đông lạnh trứng, phôi thai hay thậm chí cả buồng trứng.

>>> Tìm hiểu về phương pháp trữ đông trứng.

2016 – Chỉnh sửa Gene

Được phê chuẩn áp dụng lần đầu tại Anh Quốc, công nghệ mới này sẽ giúp điều trị vô sinh trở nên hiệu quả hơn và giảm số ca sảy thai. Nó cũng giúp các gia đình có tiền sử di truyền các bệnh như loạn dưỡng cơ bắp có thể hoàn toàn biến mất ở các thế hệ sau. Hơn nữa, những kinh nghiệm  từ quy trình chỉnh sửa gene còn hữu ích trong việc điều trị các chứng vô sinh khác nhau.

Qua thời gian, các phương pháp hỗ trợ sinh sản ngày càng phổ biến, đa dạng và phát triển với những kỹ thuật tiên tiến, đem đến cơ hội cho các gia đình hiếm muộn. Nếu có nhu cầu thăm khám sức khỏe sinh sản, điều trị vô sinh hiếm muộn, hãy đến với IVF Hồng Ngọc.

>> ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Cơ sở 1:

Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Cơ sở 2:

Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084

Fanpagehttps://www.facebook.com/ivfhongngoc2022