Những điều cần lưu ý khi tiêm thuốc kích trứng

Tiêm thuốc kích trứng để thụ thai là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản quan trọng được áp dụng cho các cặp vợ chồng được chẩn đoán vô sinh hiếm muộn. Vậy sử dụng phương pháp này cần lưu ý những gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Thuốc kích trứng là gì?

Thuốc kích trứng là loại thuốc nội tiết được chỉ định dùng trong trường hợp người phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang, có nang noãn không phát triển hoặc thường xuyên không rụng trứng. Thuốc kích trứng có hai dạng uống và tiêm. Thông thường, tiêm thuốc kích trứng sẽ được chỉ định khi người phụ nữ đáp ứng kém đối với việc uống thuốc kích trứng. Tiêm thuốc kích trứng cũng được các bác sĩ sản khoa áp dụng khi thực hiện phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ có thai nhờ tiêm thuốc kích trứng cao hơn so với những người sử dụng thuốc uống kích trứng.

Tiêm thuốc kích trứng vào ngày bao nhiêu của chu kỳ?

Thuốc tiêm kích trứng được gọi là gonadotropin, có chứa chất kích thích nội tiết tố (FSH) thúc đẩy sự phát triển của một hay nhiều nang trứng khi tiêm cho người phụ nữ không có khả năng rụng trứng tự nhiên. Đa phần thuốc kích trứng được khuyến cáo là tiêm bắp hoặc tiêm dưới da vùng rốn.

nhung-dieu-can-luu-y-khi-tiem-thuoc-kich-trung-1

Việc tiêm thuốc kích trứng thường được thực hiện vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt và được tiếp tục trong khoảng 8-14 ngày đến khi có một hoặc nhiều nang trứng phát triển tốt. Các bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển này thông qua siêu âm buồng trứng. Vào thời điểm đó, bệnh nhân sẽ được tiêm thêm mũi Hcg gây rụng trứng trong vòng 36 giờ sau đó.

Chuyện gì xảy ra sau khi tiêm thuốc kích trứng?

Một trong những vấn đề được các cặp vợ chồng quan tâm là sau khi tiêm thuốc kích trứng bao lâu thì quan hệ để có thể thụ thai. Thực tế, sau khi tiêm thuốc, các bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi sự phát triển của nang trứng. Khi nang trứng phát triển đến mức phù hợp đồng thời niêm mạc tử cung cũng dày đến mức độ thích hợp, các cặp đôi sẽ được thông báo để quan hệ tự nhiên hoặc tiến hành IUI hay IVF.

nhung-dieu-can-luu-y-khi-tiem-thuoc-kich-trung-2

Tuy việc điều trị vô sinh hiếm muộn bằng thuốc kích trứng đem lại hiệu quả tương đối cao song vẫn có những trường hợp không thành công. Sau điều trị tiêm thuốc kích trứng từ 3-6 tháng mà không có hiệu quả bác sĩ sẽ khuyên bạn nên để buồng trứng “nghỉ ngơi” một vài chu kỳ để tránh tình trạng suy buồng trứng.

Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS) khi tiêm thuốc kích trứng

Thuốc kích trứng không kích thích sự phát triển của một nang trứng mà là hàng loạt nang trứng. Khi lượng hormon được tiêm vào cơ thể quá lớn có thể gây quá kích, khiến buồng trứng của bạn bị sưng đau. Hội chứng quá kích buồng trứng thường xảy ra trong vòng 10 ngày sau khi tiêm thuốc kích trứng với các triệu chứng từ nhẹ, vừa đến nặng và nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Các dấu hiệu dễ nhận biết của hội chứng quá kích buồng trứng bao gồm:

– Đau lâm râm hoặc đau quặn vùng bụng dưới

– Bụng to lên

nhung-dieu-can-luu-y-khi-tiem-thuoc-kich-trung-3

– Buồn nôn và nôn nhiều

– Tiêu chảy

– Khó thở, tụt huyết áp, tim đập nhanh

– Tăng cân nhanh chóng.

Khi có những dấu hiệu trên bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời. Lời khuyên tốt nhất cho các bệnh nhân chữa vô sinh hiếm muộn với phương pháp tiêm thuốc kích trứng là nên uống nhiều nước và hạn chế quan hệ vợ chồng với tần suất cao.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Cơ sở 1:

Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Cơ sở 2:

Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084

Fanpagehttps://www.facebook.com/ivfhongngoc2022

Bài viết liên quan