11 nguyên nhân vô sinh nữ giới

Việc chẩn đoán được chính xác nguyên nhân là yếu tố tiên quyết để có phác đồ điều trị vô sinh nữ hiệu quả, giúp các cặp vợ chồng nhanh chóng có tin vui và đón được hạnh phúc về với tổ ấm gia đình mình.

Con cái chính là cầu nối yêu thương của mỗi gia đình, không chỉ nối dài sợi dây tình cảm giữa các thế hệ mà còn giúp quan hệ vợ chồng cũng trở nên bền chặt hơn. Tuy nhiên hiện nay tình trạng vô sinh nữ lại đang ở mức báo động và có xu hướng ngày càng gia tăng.

Y học hiện đại ngày càng phát triển không ngừng, đáp ứng mong mỏi được điều trị vô sinh hiệu quả của các cặp vợ chồng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc, các nguyên nhân vô sinh nữ được phát hiện rõ ràng, phân biệt và chính xác hơn, bao gồm:

Rối loạn kinh nguyệt 

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt không chỉ gây ra những phiền toái nhất định trong cuộc sống mà còn là một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nguy cơ vô sinh cao ở nữ giới.

Rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra ở phụ nữ trong từ độ tuổi sinh sản đến trung niên hoặc mãn kinh. 5 biểu hiện dễ nhận biết nhất bao gồm:

–  Chu kỳ kinh nguyệt không đều: là hiện tượng thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, nhanh hoặc chậm hơn thông thường (21 đến 35 ngày). Nếu vượt quá 7 ngày mới xuất hiện trở lại được coi là chậm kinh, nếu đến sớm hơn khoảng 7 ngày trở lên, thậm chí 1 tháng có 2 lần chính là kinh nguyệt đến sớm.

–  Vô kinh: Những trường hợp quá 18 tuổi mà vẫn chưa có kinh hoặc vốn có kinh nhưng do một yếu tố nào đó dẫn đến tắt kinh từ 3 chu kỳ trở lên. Vô kinh được chia thành 3 loại: vô kinh nguyên phát, thứ phát và sinh lý.

–  Đau bụng kinh nguyệt: Khi đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, không chỉ đối mặt với những triệu chứng thông thường như đau mỏi lưng, đau tuyến vú mà 1 số chị em còn phải chịu đựng những cơn đau bụng vùng dưới dữ dội.

–  Lượng máu kinh nguyệt ít hoặc nhiều hơn bình thường: Lượng máu kinh tùy thuộc vào từng người, thường là 20-100 ml. Nếu lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít là hiện tượng không bình thường.

–  Màu sắc máu kinh bất thường: Thông thường màu máu kinh có màu đỏ thẫm, nhưng một số trường hợp bất thường máu kinh lại có màu đỏ tươi, hồng nhạt, đỏ tía hoặc chuyển sang màu đen.

Sự phát triển bình thường của cơ thể, vòng kinh ổn định, đều đặn là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe sinh sản nữ giới. Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt mà điển hình là kinh nguyệt không đều, vô kinh, chu kỳ kinh quá dài hoặc ngắn gây cản trở cho việc thụ thai, lau dần dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

nguyên nhân vô sinh ở nữ giới, vô sinh nữ

Nhiễm trùng hệ thống sinh sản và các vấn đề về tử cung

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra vô sinh nữ hiện nay.

Nhiễm trùng hệ thống sinh sản sẽ dẫn đến viêm vùng chậu, viêm tử cung, ảnh hưởng đến cả buồng trứng và ống dẫn trứng, do đó khả năng thụ thai sẽ rất thấp.

Không chỉ thế, các vấn đề về tử cung khá phức tạp, theo thống kê có 2 % nguyên nhân vô sinh là do bệnh lạc mạc tử cung, 10% là do cổ tử cung bị nhiễm trùng hoặc có u dị tật, chính điều này không chỉ khiến việc giữ thai khó mà thậm chí còn cản đường của các tinh binh, khiến cho việc thụ thai trở nên cực kì khó khăn.

Sử dụng một số biện pháp tránh thai

Sử dụng các biện pháp tránh thai không đúng cách không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm suy giảm khả năng sinh sản ở nhiều cặp vợ chồng, thậm chí dễ gây vô sinh nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sớm.

Những nguyên gây vô sinh ở nữ giới

Theo các chuyên gia về sản phụ khoa cho biết, một số biện pháp tránh thai không an toàn dưới đây có thể là nguyên nhân dễ gây nên tình trạng vô sinh ở các cặp vợ chồng như: uống thuốc tránh thai, đặt dụng cụ vào tử cung, nén ép đường niệu đạo…

Sử dụng thuốc lá, rượu bia hoặc các chất kích thích

Thuốc lá, rượu bia có chứa rất nhiều chất độc hại như nicotin,…làm co thành mạch và giảm khả năng cung cấp máu. Đây chính là nguyên nhân gây rối loạn chức năng sinh sản ở phụ nữ.

nguyên nhân vô sinh ở nữ giới, vô sinh nữ
Rượu bia, thuốc lá có ảnh hưởng nghiêm trong đến khả năng sinh sản ở nữ giới

Các vấn đề về nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố ở nữ sẽ khiến cho trứng gặp nhiều khó khăn trong việc tồn tại và phát triển. Đặc biệt, nội tiết rối loạn sẽ kéo theo sự bất ổn trong hoạt động của buồng trứng như không thể phóng noãn hay không thể rụng trứng,… và hiển nhiên, khi trứng không thể rụng thì đồng nghĩa với việc thụ thai là hoàn toàn không thể xảy ra.

Hội chứng Turner

Hội chứng Turner là tên gọi của chứng không có buồng trứng bẩm sinh ở phụ nữ. Đây là một hội chứng mang tính di truyền, có liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính. Thông thường, mỗi người bệnh sẽ có triệu chứng và dấu hiệu khác nhau nhưng đa số những người mắc bệnh sẽ thường có cổ ngắn, lõm, xuất hiện các nếp gấp da dọc xuống vai, tai thấp… Có trên 90% những người mắc phải hội chứng Turner sẽ bị suy buồng trứng sớm dẫn đến vô sinh.

Nguyên nhân do tuổi tác 

Tuổi tác chính là một nguyên nhân chính gây vô sinh. Tuổi phụ nữ càng cao sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề của cơ thể khiến cho khả năng sinh sản giảm đi nhanh chóng và tỉ lệ sảy thai cũng ngày càng tăng.

Theo nghiên cứu phụ nữ ngoài 30 chỉ đạt 30%, ngoài 40 giảm xuống dưới mức 50% khả năng sinh sản của phụ nữ.

Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới
Vô sinh nữ nỗi lo của nhiều cặp vợ chồng

Vấn đề buồng trứng

Rối loạn rụng trứng

Rối loạn rụng trứng là hiện tượng sự rụng trứng không xảy ra hoặc xảy ra không đều. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh nữ, chiếm từ 20 – 40%. Có rất nhiều lý do ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng của người phụ nữ như mất cân bằng nội tiết tố, quá căng thẳng, sút cân hoặc tăng cân quá mức. Rối loạn rụng trứng có thể được điều trị bằng thuốc Clomid. Bạn có thể được khuyên thuốc Clomid để kích thích rụng trứng trước khi chuyển sang thụ tinh nhân tạo (IUI). Đối với phụ nữ lớn tuổi, bác sĩ thường khuyên áp dụng thụ tinh ống nghiệm để có tỉ lệ có con cao hơn.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Nhiều bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang mà không hề biết mình mắc bệnh vì các triệu chứng dường như không liên quan đến nhau như chu kì rụng trứng thưa, không rụng trứng, rối loạn kinh nguyệt, tăng cân nhanh, mụn trứng cá nhiều, lông rậm hơn bình thường…

nhung-benh-de-gay-vo-sinh-nu-gioi-2.

Một trong những biểu hiện thường gặp ở phụ nữ mắc PCOS là sự gia tăng nồng độ hormone nam trong máu, lượng testosterone tự do sẽ tăng cao khiến các triệu chứng nặng hơn.

Rối loạn phóng noãn, suy buồng trứng

Rối loạn phóng noãn là một trong số những bệnh gây khó có thai và phải điều trị bằng các loại thuốc kích thích sự phát triển của nang noãn buồng trứng. Tỷ lệ có thai đạt khoảng 30% sau mỗi chu kỳ kích thích buồng trứng.Việc kích thích buồng trứng không thực hiện quá nhiều lần ở một bệnh nhân nên sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe thai nhi.

nhung-benh-de-gay-vo-sinh-nu-gioi-3

Thiếu hụt Progesterone

Progesterone là một hormone steroid được tiết ra từ hoàng thể ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, giúp trứng có thể làm tổ và duy trì thai sản. Sự thiếu hụt hormone progesterone ở giai đoạn này trong chu kỳ kinh nguyệt được gọi là suy hoàng thể (LPD), sẽ dẫn đến rối loạn phát triển niêm mạc tử cung, gây khó thụ thai. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ bổ sung progesterone cho bạn ở dạng thuốc viên, tiêm hoặc thuốc đặt âm đạo.

Teo buồng trứng

Teo buồng trứng là tình trạng ngừng hoạt động chức năng buồng trứng ở nữ giới làm suy giảm sự phát triển của nang noãn, từ đó buồng trứng không đảm bảo được chức năng nuôi dưỡng trứng trưởng thành để rụng và thụ thai. Teo buồng trứng do nồng độ hormone estrogen trong cơ thể của người phụ nữ bị suy giảm, có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng teo buồng trứng, bao gồm: chị em gặp rối loạn kinh nguyệt dẫn đến đột ngột tắt kinh (mất kinh) có thể gây ra tình trạng suy buồng trứng sớm và tình trạng nạo phá thai, nhiễm trùng đường sinh sản, kích trứng quá kích, sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện, giảm câm quá mức…đều có thể là những yếu tố làm suy giảm chức năng buồng trứng khiến buồng trứng lão hóa sớm và bị teo.

Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới
Chu kỳ kinh nguyệt không đều ảnh hưởng tới chất lượng trứng

Vấn đề bất thường tử cung

Không có tử cung: Phần lớn phụ nữ mắc dị tật này thường kèm theo không có âm đạo nhưng buồng trứng bình thường, do đó đặc trưng về giới tính vẫn rõ rệt. Trường hợp này, bệnh nhân sẽ không có kinh nguyệt và không thể mang thai.

Tử cung đôi: Với các dạng sau đây:

– Có 2 tử cung, mỗi tử cung có một cổ tử cung riêng biệt kèm 2 âm đạo. Dị tật này gây vô sinh nữ vì khối lượng của mỗi tử cung quá nhỏ. Tuy vậy, cũng có trường hợp có thể mang thai, thậm chí khi thì mang thai ở tử cung bên này khi lại ở tử cung bên kia.

– Có 2 tử cung và 2 cổ tử cung nhưng chỉ 1 âm đạo.

– Có 2 tử cung nhưng lại chung nhau 1 cổ tử cung.

– Dị tật 2 tử cung nhưng 1 bị teo chỉ còn lại 1 tử cung với 1 vòi.

vo-sinh-nu-do-nhung-bat-thuong-o-tu-cung-1

Tử cung nhi tính: Đây là trường hợp tử cung kém phát triển với kích thước chỉ bằng tử cung của các bé gái. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này như:  bất thường về gene, do rối loạn nội tiết (như suy tuyến giáp, suy thùy trước tuyến yên), cơ thể phát triển không hài hòa, thiếu sự trưởng thành của nhiều chức năng,..

Trường hợp tử cung nhi tính thường kèm theo không có buồng trứng hoặc không có âm đạo, do đó không mang thai được. Còn đối với những trường hợp có buồng trứng hoạt động bình thường thì vẫn có thể có con nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

Tử cung dị dạng

Dị dạng tử cung được chia thành 4 dạng sau:

-Không có tử cung: Trường hợp này nữ giới sẽ không có kinh nguyệt và không thể mang thai .

-Tử cung đôi: Trường hợp này bệnh nhân có hai tử cung trong tiểu khung. Chúng có thể chung âm đạo hoặc mỗi tử cung có một âm đạo riêng biệt. Nếu chức năng của một trong hai tử cung hoạt động bình thường thì người phụ nữ vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, hai tử cung này hiếm khi cùng phát triển hoàn thiện, do vậy cần thăm khám và đánh giá chức năng của mỗi tử cung. Đa phần các trường hợp sẽ cắt bỏ một tử cung bị thoái hóa để giữ lại tử cung hoàn thiện.

vo-sinh-nu-gioi-do-benh-ly-ve-tu-cung-4

-Tử cung có vách ngăn: Đây là loại dị dạng tử cung thường gặp nhất, chiếm khoảng 40%. Hai tử cung dính với nhau bằng một vách ngăn không hoàn toàn hoặc vách ngăn hoàn toàn. Những trường hợp này có thể phát hiện nhờ siêu âm, chụp X-quang, soi ổ bụng. Tử cung có vách ngăn sẽ ảnh hưởng đến việc mang thai, dễ gây sảy thai hoặc thai kém phát triển. Do đó, nếu phát hiện tử cung có vách ngăn, bác sĩ sẽ tư vấn phẫu thuật để tạo hình bình thường cho tử cung.

-Tử cung một sừng: Trường hợp này tử cung chỉ có một buồng trứng và một vòi trứng nên chị em sẽ  gặp nhiều khó khăn hơn khi mang thai.

Những tổn thương tử cung do bệnh lý

Tử cung là cơ quan dễ bị tổn thương, do đó khi mắc bệnh khả năng thụ thai sẽ bị suy giảm, thậm chí có thể gây khiến chị em không thể mang thai được nữa. Có thể gặp các trường hợp sau:

Tử cung bị dính: Bình thường bên trong tử cung là một khoang rỗng, có lớp niêm mạc bao phủ. Lớp niêm mạc này sẽ biến đổi nội tiết theo chu kỳ, hàng tháng chúng sẽ bong ra gây chảy máu tạo nên kinh nguyệt. Đồng thời, khi trứng được thụ tinh sẽ di chuyển về buồng tử cung và bám vào lớp niêm mạc này.

Trường hợp buồng tử cung bị viêm nhiễm, lớp niêm mạc bị tổn thương làm cho buồng tử cung dính lại với nhau hoàn toàn (sẽ gây vô kinh) hoặc một phần (gây kinh ít và đau bụng kinh). Những tổn thương này có thể khiến trứng thụ tinh không làm tổ được và gây vô sinh.

vo-sinh-nu-do-nhung-bat-thuong-o-tu-cung-2

Tắc vòi tử cung: Tử cung có 2 vòi là 2 ống dẫn từ thân tử cung sang 2 bên, tiếp giáp với buồng trứng. Vòi cử cung sẽ thu nhận trứng chín rụng xuống để thụ tinh với tinh trùng  trở thành phôi sau đó chuyển dần vào trong lòng tử cung để làm tổ và phát triển thành thai.

Bệnh lý dễ gặp phải do viêm nhiễm từ buồng tử cung lan sang khiến vòi tử cung bị dính, tắc lại nên tinh trùng không thể đi lên và trứng sau khi rụng cũng không thể di chuyển về phía buồng tử cung nên không thể thụ thai. Ngoài ra, vòi tử cung có thể bị chít hẹp bẩm sinh hoặc bị khối u chèn ép, ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng và trứng, cản trở quá trình thụ tinh.

Tử cung có khối u: Thường gặp là u xơ tử cung. Các khối u này khi to lên sẽ làm buồng tử cung biến dạng, không thuận lợi cho phôi thai làm tổ. Một số trường hợp tuy khối u không lớn nhưng lại ở vị trí sát lỗ thông lên vòi tử cung gây tắc là trở ngại lớn khiến trứng không thể thụ thai.

vo-sinh-nu-do-nhung-bat-thuong-o-tu-cung-3

Do cổ tử cung: Chất dịch nhày ở cổ tử cung quá ít hay có kháng thể kháng tinh trùng khiến tinh trùng khó sống sót và không thể bơi qua, sẽ làm cho tỉ lệ thụ thai giảm. Trường hợp khác, cổ tử cung bị dị dạng hoặc bị bịt kín do bẩm sinh, viêm nhiễm cổ tử cung, biến chứng xơ hóa cổ tử cung sau điều trị (đốt lạnh hay đốt điện cổ tử cung), nạo thai, sẩy thai, tổn thương cổ tử cung sau sinh cũng có thể gây ra vô sinh.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý đặc biệt, được thể hiện qua sự di chuyển của nội mạc tử cung đến một nơi khác ngoài buồng tử cung. Ở đó, nội mạc tử cung tiếp tục chịu ảnh hưởng của nội tiết tố sinh dục, phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh nguyệt.

Đây là căn bệnh khá phổ biến, chiếm khoảng 2% ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Bệnh  tiến triển âm thầm, có thể trong nhiều năm, gây hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là vô sinh nữ.

Rối loạn chức năng nội mạc tử cung

Rối loạn chức năng nội mạc tử cung có thể chia thành các trường hợp như tử cung bị teo, tăng tiết sản dịch hay mức độ estrogen trong các chu kỳ kinh nguyệt thấp, không phóng noãn… Các rối loạn này được biểu hiện bằng triệu trứng xuất huyết bất thường của tử cung hay vô sinh, hoặc cả hai.

vo-sinh-nu-gioi-do-benh-ly-ve-tu-cung-2

Khi chẩn đoán rối loạn chức năng nội mạc tử cung, cần loại trừ các bệnh lý khác như polyp nội mạc tử cung, lạc nội mạc ở tử cung, u cơ trơn tử cung, viêm nội mạc tử cung, dùng thuốc ngừa thai, thai ngoài tử cung, tăng sản nội mạc tử cung,v.v…

Dính buồng tử cung

Trong số những nguyên nhân về tử cung gây vô sinh nữ phải kể đến bệnh lý dính buồng tử cung. Đây là tình trạng thành tử cung phía trước và phía sau dính vào nhau do lớp đáy nội mạc tử cung bị tổn thương, cản trở việc tái tạo nội mạc tử cung và ảnh hưởng đến khả năng làm thụ thai, làm tổ của trứng – là nguyên nhân gây vô sinh nữ.

vo-sinh-nu-gioi-do-benh-ly-ve-tu-cung-3

Nguyên nhân dẫn tới dính buồng tử cung là do hệ lụy của nạo hút thai hay sảy thai. Khi làm sạch bên trong buồng tử cung trong quá trình nạo phá thai rất dễ khiến lớp đáy buồng tử cung bị tổn thương. Từ sự tổn thương này, lớp đáy và lớp trên bị áp sát, dính vào nhau gây nên bệnh lý dính buồng tử cung.

Ngoài ra, nhiễm lao nội mạc tử cung hay viêm nhiễm vùng kín cũng là nguyên nhân gây ra bệnh dính buồng tử cung ở nữ giới.

Vấn đề bất thường trong ống dẫn trứng

Sau khi trứng được rời khỏi buồng trứng và gặp tinh trùng ở tại ống dẫn trứng. Tuy nhiên, nếu ống dẫn trứng bị tắc sẽ ngăn cản quá trình thụ tinh diễn ra và nữ giới không có khả năng mang thai.

Tắc ống dẫn trứng có thể do: nhiễm khuẩn, nhiễm virus, các bệnh lầy truyền qua đường tình dục hoặc biến chứng do nạo hút thai, phá thai không đúng cách.

nguyen-nhan-vo-sinh-nu-gioiTắc ống dẫn trứng nữ giới không có khả năng mang thai

Tuy nhiên, cũng có nhiều nữ giới mắc vô sinh mà không rõ nguyên nhân, điều này khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Do vậy, để phát hiện và phòng ngừa vô sinh nữ sớm, bạn nên tới các bệnh viện phụ khoa hàng đầu tại Việt Nam để thăm khám và điều trị.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Cơ sở 1:

Add : Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Cơ sở 2:

Add: Tầng 12, số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0911.053.794 – 0886.042.084

Fanpage: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2022

Xem thêm các bài viết khác tại đây:

Tinh dịch và tinh trùng có gì khác nhau?

Tỷ lệ tinh trùng sống bao nhiêu là bình thường? Cách cải thiện tỷ lệ tinh trùng sống để dễ mang thai

Tỷ lệ tinh trùng tiến tới nhanh phải đạt bao nhiêu mới sinh được con?

Bài viết liên quan